Bệnh Đau Lưng Ở Người Cao Tuổi
Bệnh đau lưng không loại trừ một ai, bất cứ ai cũng đều bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên đối tượng hay bị đau lưng nhiều nhất là ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh đau lưng ở người cao tuổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Mục Lục
1. Vì sao người cao tuổi lại đau lưng?
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cứ 5 người cao tuổi sẽ có ít nhất 1 người bị đau lưng, 18% những người trên 65 tuổi đang phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên. Đau lưng ở người cao tuổi gây giảm vận động, người bệnh cảm thấy lo lắng, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, thậm chí bứt rứt, khiến người bệnh không có khả năng tự chăm sóc bản thân…
>>> Tìm hiểu thêm: Trị đau nhức xương khớp bằng thảo dược tự nhiên
2. Nguyên nhân chính gây lên bệnh đau lưng ở người cao tuổi:
2.1 Thoái hóa viêm khớp xương:
Có tới 90 – 100% người trên 63 tuổi có biểu hiện thoái hoá viêm khớp xương. Trong số các thay đổi trong cấu trúc cột sống thắt lưng và thoái hóa liên quan đến tuổi của đĩa đệm, sụn và khớp xương là nguyên nhân phổ biến của đau thắt lưng và dường như là không có sự liên quan giữa hình ảnh đĩa đệm thoái hoá và triệu chứng đau đớn trên lâm sàng.
Đau lưng ở người lớn tuổi thường diễn biến từng đợt, triệu chứng thay đổi, đôi khi biến mất hoặc tăng nặng mà không kèm theo các yếu tố liên quan nào cả.
Đau lưng cấp tính thường là những cơn đau ngắn, kéo dài vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng thường gặp có khi đau nhói, đau như dao đâm, có khi đau cơ nhẹ mà người bệnh không thể vận động cơ thể như bình thường được và không thể đứng thẳng người.
Khi đau kéo dài hơn ba tháng gọi là mãn tính. Cơn đau mãn tính thường trở nặng theo thời gian, khó xác định nguyên nhân.
Thông thường những đau thắt lưng mãn tính thường tiến triển theo từng đợt, tuỳ vào từng giai đoạn và mức độ tổn thương nên người bệnh cần phải đi thăm khám và điều trị kịp thời.
2.2 Loãng xương
Bệnh loãng xương thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi, bệnh sẽ trở nặng hơn khi về già. Bệnh loãng xương xảy ra khi xương mất dần canxi khiến cho xương bị xốp, yếu và trở lên giòn, dễ gãy hơn. Người mắc bệnh loãng xương thường có cảm giác đau mỏi dọc ở các xương dài, cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối gây ra những cơn đau tăng nặng khi vận động mạnh hay thay đổi tư thế đột ngột.
3. Triệu trứng của bệnh đau lưng
Những người đau lưng thường gặp phải những triệu chứng sau:
- Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng;
- Đau âm ỉ ở lưng;
- Các cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi người bệnh
- Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
- Đôi khi người bệnh cảm thấy tê ran và ngứa chân;
- Khó khăn trong quá trình di chuyển, người bệnh cảm thấy các cơn đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc làm các công việc nặng.
Với các cơn đau bình thường do mỏi cơ hoặc lao động quá sức, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị. Nếu bạn thường xuyên gặp các cơn đau trên trong thời gian kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng dưới đây, bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:
- Đau lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn…
- Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới;
- Đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư thì cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn.
- Người bệnh gặp phải triệu chứng như tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới…
- Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ.
4. Điều trị bệnh đau lưng ở người cao tuổi bằng thảo dược
4.1 Chữa đau lưng bằng lá lốt
Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi 200gr
- Muối hạt 400gr
- 1 chiếc khăn mỏng sạch
Thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước.
- Đem giã nát lá lốt với muối hạt, sau đó cho hỗn hợp vào chảo đun nóng.
- Khi hỗn hợp đã chín thì bọc vào khăn và đắp vào vùng lưng bị đau.
- Bệnh nhân cần phải kiên trì thực hiện liên tục 2-3 lần/ngày trong vòng một tuần.
4.2 Chữa đau lưng bằng lá trầu không
Nguyên liệu:
- 5 đến 10 lá trầu tươi
Thực hiện:
- Đem lá trầu không rửa với nước và để thật ráo nước.
- Sau đó hơ nóng lá trầu trên lửa rồi đắp trực tiếp lên vùng lưng (không để lá quá nóng khi đắp lên lưng). Ngoài ra bạn cũng có thể giã hoặc ép lá trầu vắt lấy nước, sau đó trộn với một ít dầu dừa và đắp lên vùng lưng bị đau sẽ nhận thấy các cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc trong vòng từ 15 đến 20 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
4.3 Chữa đau lưng bằng cây lược vàng
Nguyên liệu:
- Lá cây lược vàng 10 lá
- Rượu trắng 500ml
Thực hiện:
Lá cây lược vàng đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Sau đó cho lá cây lược vàng cùng 500ml rượi trắng ngâm trong bình thủy tinh 1 tháng. Sau 1 tháng người bệnh có thể đem ra xoa bóp lên vùng lưng bị đau ngày 2 lần sáng và tối sẽ thấy hiệu quả mong đợi.
4.4 Chữa đau lưng bằng ngải cứu
Nguyên liệu:
- Ngải cứu 200gr
- Muối hạt 300gr
- 1 chiếc khăn mỏng sạch
Thực hiện:
Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước, cắt đoạn nhỏ từ 3-5 cm. Cho ngải cứu và muối vào chảo đun nóng. Khi hỗn hợp nóng thì bọc vào khăn rồi đắp vào vùng lưng bị đau. Kiên trì thực hiện liên tục 2 lần/ ngày trong vòng 10 ngày sẽ giúp người bệnh giảm đau lưng hiệu quả.
Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo sử dụng tinh dầu ngải cứu để điều trị bệnh đau lưng đạt hiệu quả cao nhất.
>>>> Xem ngay: Bệnh đau mỏi vai gáy, nguyên nhân và cách điều trị