Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Sạm da là tình trạng da bị tối đi, da không đều màu do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ tác động bởi ánh nắng mặt trời, lão hóa đến rối loạn sắc tố. Sạm da khiến mất đi tính thẩm mỹ cũng như phản ánh sức khỏe của làn da. Nhiều người khi da bị sạm luôn tìm các biện pháp để cải thiện, ngăn ngừa sạm da bao gồm chăm sóc da đúng cách, sử dụng sản phẩm bảo vệ da và áp dụng chế độ ăn hợp lý. Vậy sạm da xuất phát từ đâu? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Sạm da là gì?
Sạm da là tình trạng da trở lên tối màu hơn so với bình thường do sự gia tăng sắc tố melanin – sắc tố quyết định màu da. Sạm da có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ xuất hiện ở một số vùng da nhất định, đặc biệt là những vùng da thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, tay và chân… Xuất hiện các vùng tối màu hoặc các đốm không đều trên da.
Tăng sắc tố melanin ảnh hưởng đến màu da của người thuộc bất kì một chủng tộc nào. Vai trò của melanin trong da là hấp thụ, phân tán năng lượng từ tia UV (ánh sáng cực tím), làm da bị sạm màu khiến da trở lên nhanh lão hóa và cũng là nguyên nhân hình thành ung thư da.
Sạm da là vấn đề về da phổ biến mà xảy ra ở cả nam và nữ, đặc biệt là khi chúng ta già đi.
Đối tượng nào dễ bị sạm da?
Da bị sạm đi có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nhóm đối tượng thường gặp hơn là những nhóm sau:
- Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, sau sinh hoặc cho con bú.
- Người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Người sử dụng mỹ phẩm hoặc thuốc không phù hợp.
- Người có làn da tối màu tự nhiên.
- Người hay thức khuya, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Những người ở độ tuổi từ 30 trở lên….
Nguyên nhân sạm da
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Việc tiếp xúc quá mức với tia cực tím (tia UV) từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ra sạm da. Tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời phá hủy cấu trúc da, kích thích sản xuất melanin quá mức dẫn đến hình thành các đốm nâu, sẫm màu, nám da, tàn nhang và khu vực bị đổi màu khác trên da.
Thay đổi hormon
Thay đổi nội tiết tố hay còn gọi là thay đổi hormon. Khi tình trạng nội tiết rối loạn kéo dài, nồng độ melanin ở ngưỡng rất cao (trên 42%). Vùng da sạm bắt đầu xuất hiện và lan dần ra khắp mặt. Các vị trí dễ thấy là 2 bên gò má, vùng sống mũi, da cổ, ngực, cổ tay và mu bàn tay.
Di truyền
Sạm da hay xảy ra ở những người có cha mẹ có làn da sẫm màu bị sạm, nám tàn nhang nhiều hơn. Một số người từ khi sinh ra đã có làn da dễ bị sạm hơn do cơ địa và yếu tố di truyền từ gia đình. Nếu trong gia đình có người dễ bị sạm da, nám da, tàn nhang khả năng cao con cháu sinh ra cũng sẽ gặp tình trạng này.
Do da bị viêm, tổn thương
Khi da bị viêm hoặc tổn thương, da sẽ mất đi sự cân bằng, sạm da sau viêm là tình trạng tăng sắc tố sau khi trải qua viêm hoặc tổn thương. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi da cố gắng phục hồi sau các tác nhân gây viêm như mụn trứng cá, bỏng, dị ứng, hoặc các thủ thuật thẩm mỹ không phù hợp.
Tuổi tác
Tuổi tác quyết định đến quá trình lão hóa cơ thể nói chung và làn da nói riêng. Biểu hiện của quá trình lão hóa da chính là độ đàn hồi giảm, độ chống đỡ cơ không tốt, tốc độ sinh trưởng các tế bào chậm.
Sạm da xảy ra ở nữ xuất hiện sau tuổi 35, ở nam sau tuổi 45. Thời điểm này, da trở lên nhăn nheo, trùng nhão, xuất hiện nếp nhăn, không còn căng mịn, da sạm xuống 1 – 2 tone. Mức độ sạm nặng nhất vào khoảng 12 tháng đầu tiền mãn kinh và giảm dần khi chị em hết hành khi ở tuổi 50.
Bệnh lý
Sự suy giảm chức năng của các bộ phận cơ thể dẫn đến việc vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi dưỡng các tế bào của da chậm hơn. Da dễ bị sạm, chảy sệ hoặc phù nề, mất độ đàn hồi…
Một số bệnh lý về da có thể kể đến như viêm gan, thận hư, viêm tuyến giáp, dạ dày, ung thư cổ tử cung, thiếu máu, viêm da cục bộ… khiến chúng ta bị sạm da.
Phòng ngừa sạm da
Phòng ngừa sạm da là phương pháp bảo vệ da vô cùng quan trọng. Vì việc điều trị sạm da sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầu tiên:
Sử dụng kem chống nắng
Việc thường xuyên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30+ trở lên là một trong những bước quan trọng nhất trong việc phòng ngừa sạm da. Kem chống nắng Dạ Thảo Liên có chỉ số SPF 50+ giúp ngăn chặn các tia UV gây hại từ mặt trời và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện thêm các vấn đề về sắc tố tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Bên cạnh thoa kem chống nắng thường xuyên, điều quan trọng và cần thiết là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khung giờ khuyến nghị hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Mặc quần áo chống nắng, đeo khẩu trang và mũ rộng vành khi đi ra ngoài.
Làm sạch da và tẩy tế bào chết
Tế bào chết tích tụ trên bề mặt da khiến làn da bị xỉn màu, kém tươi sáng và thiếu sức sống và dần trở lên sần sùi. Để làn da tươi sáng, mịn màng, đẩy lùi nguy cơ sạm nám, tàn nhang bạn nên sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt Dạ Thảo Liên mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn. Bên cạnh đó, tẩy tế bào chết định kỳ 2 lần một tuần với sản phẩm tẩy da chết có bán trên thị trường.
Sử dụng sản phẩm làm sáng da
Sử dụng sản phẩm làm sáng da là phương pháp được nhiều chị em áp dụng làm đẹp cả bên ngoài và bên trong. Collagen chiếm tới 70% cấu trúc da, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da căng mịn, đàn hồi, ngừa nám, giảm thâm.
Theo thời gian, lượng collagen tự nhiên dần suy giảm nên việc bổ sung collagen dạng uống kết hợp với các dưỡng chất làm trắng da như Glutathione, vitamin C, Hyaluronic Acid để ngăn ngừa da chảy xệ, nếp nhăn, sạm nám, tàn nhang…
Hãy bổ sung Collagen ích nữ vượng nhan mỗi ngày để duy trì làn da trẻ trung, rạng rỡ và tràn đầy sức sống.
Các cách điều trị sạm da bằng thiên nhiên
Cách trị sạm da bằng chanh và dầu dừa
Nguyên liệu:
- 1/2 quả chanh tươi.
- 1/2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Vắt nửa quả chanh lấy nước cốt.
- Trộn đều hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong.
- Rửa sạch mặt, thoa hỗn hợp trên lên da và massage nhẹ nhàng, chú ý vùng da bị nám thoa kỹ hơn.
- Để hỗn hợp trên mặt khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả nhanh.
Lá tía tô
Nguyên liệu:
- Nước cất tía tô 100% nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Tẩy da chết trên mặt sau đó rửa sạch mặt với sữa rửa mặt.
- Xịt nước cất tía tô lên mặt, nhất là vùng da sạm, nám tàn nhang.
- Massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút, dùng tay vỗ nhẹ để dung dịch nước cất tía tô thẩm thấu vào da.
- Xịt nước cất tía tô ngày 3 – 6 lần sẽ giúp da cải thiện tình trạng mụn, sạm nám và giúp da sáng bóng, mịn màng.
Mặt nạ cà chua trị sạm da
Nguyên liệu:
- 1 quả cà chua chín đỏ.
- 2 thìa cà phê sữa tươi không đường.
Cách thực hiện:
- Cà chua rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt, xay nhuyễn.
- Đổ cà chua đã xay nhuyễn vào bát cùng 2 thìa sữa tươi không đường. Trộn đều hỗn hợp.
- Rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, lau khô mặt rồi thoa hỗn hợp trên lên da mặt.
- Massage nhẹ nhàng, nằm thư giãn khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước mát.
- Da sáng mịn, mờ thâm sạm nhanh chóng nếu thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần.
Sạm da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy làn da đang của bạn bị tổn thương và thiếu dưỡng chất. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có biện pháp chăm sóc da từ bên ngoài lẫn bên trong, đặc biệt là bổ sung collagen và các dưỡng chất cần thiết cho da. Một làn da sáng khỏe, đều màu không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn phản ánh sự chăm sóc đúng cách và khoa học.