Bị Hôi Chân Phải Làm Sao? 8 Cách Trị Dứt Điểm Ngay Tại Nhà!
Hôi chân là tình trạng chân có mùi hôi khó chịu, nhất là khi đi giày và có thể xảy ra với tất cả mọi người. Hôi chân gây nhiều phiền toái, đặc biệt là trong môi trường khép kín như trong văn phòng, phòng học, phòng tập thể hình… Vậy bị hôi chân phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này để có những cách trị hôi chân hiệu quả tại nhà nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây hôi chân
Hôi chân xảy ra khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, việc đi giày cả ngày khiến cho vi khuẩn, nấm tích tụ và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng hôi chân. Hôi chân không ảnh hưởng đến nhưng có thể gây cảm giác khó chịu và mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp, làm việc và sinh hoạt.
Những nguyên nhân phổ biến gây hôi chân gồm:
Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức: Bàn chân có nhiều tuyến mồ hôi, khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức do liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thường bắt đầu ở tuổi dậy thì. Khi tuyến mồ hôi đổ ra nhiều, nhất là khi mang giày kín sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển gây hôi chân.
Giày không vệ sinh sạch sẽ: Không giặt giày thường xuyên tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển làm cho giày có mùi hôi khó chịu.
Chất liệu giày và tất: Những đôi giày làm từ chất liệu cao su tổng hợp, da nhân tạo, chất lượng giá rẻ không thông thoáng cộng với tất không thấm hút mồ hôi tốt… có thể khiến đôi chân bốc mùi hôi khó chịu.
Vệ sinh chân không sạch: Không rửa chân kỹ nhất là ở các kẽ chân, không lau khô chân sau khi rửa, móng chân bẩn, da chết tích tụ… là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm trú ngụ gây ra mùi hôi khó chịu.
Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý về da vùng chân như nấm, nhiễm trùng, tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa… nếu không vệ sinh chân sạch sẽ có thể khiến tình trạng hôi chân nặng hơn.
Bị hôi chân phải làm sao? 8 cách trị hôi chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bị hôi chân phải làm sao? Với tình trạng hôi chân thông thường không nghiêm trọng, cách trị hôi chân tại nhà sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin.
Trị hôi chân đơn giản bằng cách chọn giày và tất (vớ)
Chọn giày và tất có chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí để giảm mùi hôi khó chịu cho chân. Thay tất nhiều lần trong ngày để giảm mùi hôi chân nếu cần.
Giày và tất giặt sạch và phải được phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, giảm tình trạng hôi chân đáng kể.
Dùng miếng lót giày kháng khuẩn, thường xuyên thay mới đế giày để đế giày ở trạng thái khô ráo sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Trị hôi chân với muối và gừng
Một trong những cách trị hôi chân hiệu quả đó là kết hợp dùng muối và gừng. Gừng và muối giúp kháng khuẩn và sát trùng bảo vệ da khỏi nấm và một số vi khuẩn gây hại lên da, mùi thơm của gừng giúp khử mùi hôi, giữ cho chân luôn khô thoáng, mềm mịn.
Cách thực hiện:
- Giã nát 1 củ gừng với 1 thìa cà phê muối.
- Rửa sạch chân với nước. Sau đó chà sát hỗn hợp gừng muối lên chân, nhất là kẽ chân và phần gót chân để giảm ngứa, hạn chế nấm và loại bỏ tế bào da chết.
- Để trong vòng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm. Cuối cùng lau khô chân.
Lá chè xanh giúp trị hôi chân hiệu quả
Lá chè xanh tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và khử mùi rất tốt. Ngâm chân bằng nước lá chè xanh giúp mềm da chân, làm dịu niêm mạc, giảm ngứa và làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 1 nắm lá chè xanh (100gram) với 1,5 lít nước.
- Đổ hỗn hợp nước lá chè xanh vừa đun sôi và pha thêm chút nước lạnh vào chậu, để nước ấm ở khoảng 50o
- Vệ sinh chân sạch sẽ và ngâm chân trong chậu nước chè xanh cho đến khi nguội hoàn toàn.
- Trong quá trình ngâm chân dùng tay chà rửa chân, nhất là phần kẽ chân để khử mùi hôi hiệu quả nhất.
Bạn nên áp dụng cách chữa hôi chân với lá chè xanh mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài khả năng giúp trị hôi chân thì việc ngâm chân với nước chè xanh còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chanh tươi giúp giảm hôi chân
Chân đổ nhiều mồ hôi, có mùi khó chịu, nhiều vết chai sần, bạn hãy áp dụng cách khử mùi hôi chân bằng chanh tươi. Chanh có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn, lượng acid citric và vitamin C dồi dào có trong quả chanh giúp loại bỏ mồ hôi tồn đọng ở nang lông, hạn chế nấm và vi khuẩn sinh sôi phát triển. Ngoài ra, chanh còn giúp tẩy tế bào chết, giảm vết chai sần và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.
Cách thực hiện:
- Dùng chanh chà sát trực tiếp lên vùng da châ, chủ yếu tập chung ở phần các đầu ngón chân, kẽ chân và gót chân.
- Đợi khoảng 5 – 7 phút cho dưỡng chất trong chanh thẩm thấu vào da chân.
- Sau đó rửa sạch chân với nước ấm.
Phèn chua
Phèn chua có vị chát, chua và sát trùng mạnh. Trong dân gian, phèn chua được dùng để chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, nấm, tăng tiết mồ hôi… Vì vậy mà sử dụng phèn chua lên vùng da chân giúp giảm mùi hôi chân khó chịu, hạn chế tiết mồ hôi chân và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Cách thực hiện:
- Lấy 50gram phèn chua đem nghiền thành bột mịn.
- Rửa sạch chân và lau khô, rắc một lớp mỏng bột phèn chua vào lòng bàn chân và kẽ chân. Rắc thêm vào trong giày và tất (vớ).
Lưu ý: Không làm cách này nếu chân bị trầy xước hoặc nứt nẻ.
Lá trầu không
Trong dân gian, việc sử dụng lá trầu không sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng bị hôi chân phải làm sao? Nhờ đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm, giảm ngứa của lá trầu mà ngoài dùng để trị hôi chân, hôi nách thì lá trầu còn được dùng để điều trị bệnh viêm phụ khoa ở phụ nữ.
Cách thực hiện:
- Lấy 5 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước.
- Giã nát lá trầu không cùng 1 thìa muối.
- Trà sát nhẹ nhàng hỗn hợp này lên vùng da chân để khử mùi hôi.
- Sau 5 – 7 phút rửa sạch chân với nước ấm và lau khô.
- Hoặc có thể đun lá trầu không với nước và vài hạt muối trắng để ngâm chân hàng ngày.
Phấn rôm
Talc (talcum powder) là thành phần chính có trong phấn rôm, là khoáng chất tự nhiên gồm magie, silicon và oxy. Có khả năng hút ẩm, giúp da khô thoáng, mịn màng, chống hăm và rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nhờ đó mà phấn rôm được tận dụng để trị hôi nách và hôi chân.
Cách thực hiện:
- Rửa chân sạch sẽ và lau khô chân.
- Đổ 1 lượng phấn rôm vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa đều lên vùng da chân, nhất là lòng bàn chân và các kẽ chân.
- Đổ 1 lượng phấn rôm vào trong tất và giày nếu bạn phải đeo giày để giúp chân luôn khô ráo mỗi khi vận động.

Dùng bột trị hôi chân Dạ Thảo Liên
Đối với một số trường hợp bị hôi chân nặng hoặc không có thời gian tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên để áp dụng những cách trị hôi chân ở trên thì có thể tham khảo ngay bột trị hôi chân Dạ Thảo Liên đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường và đem lại hiệu quả cao cho những người gặp phải chứng hôi chân phiền toái này.
Việc sử dụng bột hôi chân Dạ Thảo Liên sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị, đem lại hiệu quả cao hơn bởi đây là sản phẩm đặc trị hôi chân.
Cách thực hiện:
- Đổ 3 – 5 gram bột hôi chân vào tất và xóc đều.
- Đeo tất vào chân là xong.
- Nếu đi giày thì rắc một ít bột hôi chân vào trong lót giày.
Đảm bảo chân bạn luôn luôn khô ráo, thoáng mát và cải thiện mùi hôi chân chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng.
>>>> Xem thêm: Bột trị hôi nách Dạ Thảo Liên