Lá Ngải Cứu và Những Lợi Ích Không Ngờ Đối Với Sức Khỏe
Ngải cứu là một loại thảo dược tự nhiên tốt cho sức khỏe, được sử dụng để chữa bệnh trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây ngải cứu, giúp bạn biết những tác dụng của lá ngải cứu và những bài thuốc quý để chữa bệnh từ ngải cứu. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Lá ngải cứu là lá gì?
Lá ngải cứu là lá của cây ngải cứu, một loại cây thân thảo thuộc họ cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Lá ngải cứu dài, mềm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới có lớp lông màu trắng mịn. Có mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng. Thân có rãnh màu xanh hoặc tím nhạt, cao từ 0,4 – 1 mét.
Toàn thân chứa tinh dầu với hàm lượng 0,2 – 0,34% tùy thuộc vào vùng trồng và điều kiện môi trường. Các thành phần chính có trong tinh dầu như Cineol, Pinene, Camphor, flavonoid … có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau và kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ.
Cây ngải cứu được trồng tại vườn nhà và các vườn thuốc Nam tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Châu Á. Cây ngải cứu được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Những tác dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
Ngải cứu thường được sử dụng như một loại rau, thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trong đông y ngải cứu có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu:
Tác dụng chống viêm, giảm đau
Tinh dầu ngải cứu chứa các hoạt chất giảm đau tự nhiên như camphor, cineol và thujone có tác dụng làm dịu thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm cảm giác đau nhức. Quercetin, luteolin có trong Flavonoid có tính chất kháng viêm, ức chế các phản ứng gây viêm trong cơ thể, từ đó giảm đau hiệu quả.
Các hợp chất trong ngải cứu ức chế sự sản sinh các chất trung gian gây viêm (như prostaglandin), giúp làm giảm sưng tấy và đau ở các khớp hoặc cơ.
Ngải cứu được dùng dưới dạng xông, chườm hoặc tinh dầu massage giúp giãn cơ, giảm co cứng và tăng tuần hoàn máu nên trong dân gian hay sử dụng ngải cứu chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, đau đầu, đau nhức xương khớp và thần kinh tọa…
Lá ngải cứu chống nhiễm ký sinh trùng
Từ thời Ai Cập cổ đại ngải cứu được dùng để điều trị nhiễm giun đường tiêu hóa nhờ tác dụng của thujone.
Trên các nghiên cứu và phòng thí nghiệm cho thấy thảo dược ngải cứu có thể chống lại sán dây và một số loại ký sinh trùng khác trên động vật, nhưng chưa được chứng minh trên người.
Đặc tính chống oxy hóa của ngải cứu
Ngải cứu chứa các flavonoid như quercetin, luteolin, và kaempferol. Chúng có khả năng trung hòa gốc tự do và ức chế quá trình oxy hóa lipid, từ đó bảo vệ màng tế bào và DNA. Polyphenol trong ngải cứu góp phần quan trọng trong việc chống lại stress oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa và các bệnh lý liên quan.
Vitamin C và E là các chất chống oxy hóa mạnh có trong ngải cứu, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.
Cải thiện chứng suy nhược cơ thể
Các hợp chất đắng như absinthin và artemisinin có trong lá ngải cứu có khả năng kích thích sản xuất dịch vị và dịch mật, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, điều cần thiết để phục hồi năng lượng cho cơ thể suy nhược.
Phòng và điều trị các bệnh về đường hô hấp
Tinh dầu chiết xuất từ lá ngải cứu khi kết hợp với một số tinh dầu thảo dược khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng…. nhằm giảm các triệu chứng cảm mạo, ho, viêm họng, viêm họng hạt… Hoặc có thể dùng các loại cây dược liệu này kết hợp với nhau đem nấu lấy nước uống và xông hơi điều trị một số bệnh viêm đường hô hấp trên.
Chữa các bệnh về da
Nhờ các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn tốt có trong tinh dầu ngải cứu nên lá ngải cứu có thể chữa các bệnh về da như mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, mề đay…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ngải cứu
Bài thuốc chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều
Từ xưa, bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu là bài thuốc đem lại hiệu quả cao. Cho đến ngày nay, bài thuốc này vẫn được sử dụng như một bài thuốc quý giúp chị em phụ nữ thoát khỏi những cơn đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu:
- 10 – 15 gam ngải cứu khô (hoặc 20 – 30 gam ngải cứu tươi).
- 500m nước lọc.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước.
- Đun ngải cứu với 500ml nước, sắc còn 300ml.
- Chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
- Uống hàng ngày, trước kỳ kinh 7 ngày.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
Ngải cứu được sử dụng phổ biến để giảm tình trạng đau nhức, khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe bởi các bệnh xương khớp, thần kinh tọa…
Nguyên liệu:
- 1 bó ngải cứu tươi.
- 1 thìa muối hạt.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu sau khi rửa sạch đem sao nóng cùng với muối.
- Đổ hỗn hợp vừa sao nóng vào túi vải rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức và chườm trong 15 – 20 phút.
- Mỗi ngày 2 lần, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng biến mất.
Hoặc dùng tinh dầu ngải cứu thoa trực tiếp lên vùng xương khớp bị chấn thương và massage nhẹ nhàng để làm giảm cơn đau. Nên lựa chọn mua tinh dầu ngải cứu chuẩn để đạt hiệu quả, tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên là lựa chọn tin cậy dành cho bạn.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, kém ăn
Ngải cứu kích thích ăn ngon miệng, giúp tăng cường sức đề kháng từ đó cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể chống chứng suy nhược.
Nguyên liệu:
- 1 con gà ác.
- 20g ngải cứu.
- 10g hạt sen.
- 5g đương quy.
Cách thực hiện:
- Gà ác làm sạch, nhồi tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bụng gà.
- Đem hầm cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị vừa ăn.
- 1 tuần ăn 2 – 3 bữa. Dùng liên tục trong 1 – 2 tuần để cải thiện chứng suy nhược, bồi bổ sức khỏe.
Bài thuốc chữa đau đầu, mất ngủ
Nguyên liệu:
- 10-15g lá ngải cứu.
- 5 gam tâm sen.
- 5 gam lá vông.
Cách thực hiện:
- Đun sôi hỗn hợp với 500ml nước, sắc còn 300ml.
- Uống 1 lần trước khi ngủ.
Bài thuốc chữa ho, cảm lạnh
Nguyên liệu:
- 10 gam ngải cứu.
- 5 gam củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 500ml nước, cho ngải cứu và gừng vào hãm trong 5 phút.
- Uống khi còn ấm. Có thể cho thêm mật ong để tăng hiệu quả.
Bài thuốc trị mụn, sáng da
Mặt nạ ngải cứu giúp trị mụn và nám da vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá ngải cứu tươi.
- Một vài hạt muối trắng.
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 – 15 phút, để ráo nước.
- Giã nát hoặc nghiền nhuyễn ngải cứu cùng muối hạt.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn, nám khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.
- Đắp mặt nạ trên từ 2 – 3 lần/ tuần giúp da sạch mụn, giảm nám tàn nhang.
Bài thuốc chữa viêm phụ khoa
Ngải cứu được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bao gồm nấm phụ khoa. Tác dụng này chủ yếu dựa trên khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, và làm sạch vùng kín nhờ tinh dầu và các hoạt chất trong lá ngải cứu.
Nguyên liệu:
- 20 gam ngải cứu khô hoặc 40 gam ngải cứu tươi.
- 1 ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Đun sôi ngải cứu, muối hạt với 2 lít nước.
- Xông hơi vùng kín 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch.
- Thực hiện liên tục 7 – 10 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Ngải cứu là một thảo dược quý với nhiều công dụng, nhưng cần sử dụng đúng cách và có sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Khi sử dụng lá ngải cứu, hãy chú ý đến liều lượng và tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo an toàn và hiệu quả.