Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trong Chữa Bệnh Hiệu Quả
Cây ngải cứu là một trong những loại thảo dược đa công dụng, chữa được đa bệnh. Trong y học cổ truyền, ngải cứu được xem là một loại thuốc quý. Vậy ngải cứu có tác dụng gì mà được ví như một loại thuốc quý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cây ngải cứu.
Mục Lục
Cây ngải cứu là cây gì?
Ngải cứu là một loại thảo dược tự nhiên thuộc họ Cúc có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Dân gian hay gọi với tên khác là ngải điệp hay cây thuốc cứu. Được trồng hay mọc hoang chủ yếu ở các nước trong khu vực Châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Châu Á và Alaska.
Ngải cứu là loài cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng chừng 0.4 – 1m. Thân cành mọc xum xuê, có rãnh và nhiều lông nhỏ. Lá không có cuống, sẻ lông chim, mọc so le, mặt trên màu xanh thẫm và nhẵn, mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro. Cây có mùi thơm hắc đặc trưng, cây cho hoa và quả vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Hoa mọc ở ngọn và đầu cành thành chùm kép, có màu vàng lục nhạt.
Ngải cứu là cây ưa ẩm, sống được trong bóng râm, thường được trồng quanh nhà hoặc chủ yếu ở vườn thuốc trong các cơ sở y tế và nhà thuốc dân tộc.
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Có thể nói ngải cứu là một loại thuốc thảo dược được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt chất chính có hoạt tính sinh học như flavonoid, các acid amin, cholin và adeni có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt, cầm máu…
Tác dụng giảm đau, chống viêm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngải cứu có tác dụng chống viêm mạnh mẽ cùng khả năng giúp giảm đau hiệu quả. Tinh dầu tự nhiên của ngải cứu cùng các hoạt chất sinh học trong cây ngải cứu có thể hiệu quả trong việc làm giảm viêm, giảm đau thay thế cho các loại thuốc chống viêm thông thường.
Phòng ung thư
Trong nhiều nghiên cứu ở động vật ngải cứu có thể chống lại một số tế bào ung thư đã được ghi nhận.
Chữa bệnh đau nhức xương khớp, thần kinh tọa
Nhờ tính ấm giúp lưu thông khí huyết, giảm đau và chống viêm mà ngải cứu được dùng rộng rãi trong chữa các bệnh đau nhức xương khớp và thần kinh tọa. Ngải cứu đặc biệt hiệu quả cho người bị gai cột sống và thấp khớp.
Đau đầu chóng mặt
Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất hoạt động trong cây như terpenoid cùng flavonoid có thể có tác động tích cực đến chức năng não bộ và sức khỏe thần kinh.
Lấy 300gram ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước. Giã nát, cho thêm 2 thì cà phê mật ong. Vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần vào bữa trưa và bữa chiều. Uống liên tục trong 2 tuần bạn sẽ cải thiện được tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Ngải cứu có tác dụng cải thiện suy nhược cơ thể
Ngải cứu có tác dụng kích thích tiết nước bọt, tăng tiết dịch dạ dày và gây cảm giác thèm ăn, dịch tiết đường ruột và đồng thời làm tăng tiết dịch mật từ túi mật giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Giúp ăn uống ngon miệng, cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ trở lênh khỏe mạnh hơn, chống lại được tình trạng suy nhược cơ thể và bệnh tật.
Điều hòa kinh nguyệt và cân bằng hormone
Ở phụ nữ kinh nguyệt không đều, trễ kinh, đau bụng kinh… ngải cứu sẽ được sử dụng với tác dụng giảm đau,hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và cân bằng hormone ở phụ nữ.
Cầm máu
Nhờ các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa… của ngải cứu giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn. Vì vậy mà ngải cứu được xem là một bài thuốc hữu hiệu trong những trường hợp khẩn cấp cần sơ cứu nhanh khi gặp các chấn thương như gãy chân tay, rắn cắn, vết rách, chày xước trên da…
Giảm mỡ bụng
Nhờ khả năng cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy tăng cường quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng và vitamin có trong ngải cứu như Vitamin A, E, sắt, kẽm… có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sự hoạt động của các enzyme và hormone giúp đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ mới trong cơ thể.
Dưỡng trắng da mặt và trị mụn
Ngải cứu chứa nhiều vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh giúp ức chế sự hình thành sắc tố melanin, từ đó làm da sáng và đều màu hơn. Các hoạt chất trong ngải cứu như artemisinin, artemether có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào sắc tố, qua đó làm da trắng sáng hơn, ngăn ngừa mụn phát triển.
Trị mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ em
Tinh dầu ngải cứu có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt – đây là một trong những tác dụng của ngải cứu và được dùng điều trị trong trường hợp rôm sảy, mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…
Ngải cứu giúp chữa một số bệnh về đường hô hấp
Các hợp chất như artemisinin và artemether trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng như ho, khó thở và sốt. Các chất chống oxy hóa có trong ngải cứu như flavonoid và polyphenol có khả năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp khỏi những tác hại của các gốc tự do, đồng thời giúp giảm sưng tấy và tiết dịch quá mức.
Một số bài thuốc sử dụng ngải cứu trong chữa bệnh
Bài thuốc điều kinh bằng ngải cứu
Trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần bạn nên sử dụng bài thuốc sau:
Lấy 10g ngải cứu khô cho vào ấm.
Cho thêm 200ml nước lọc, đem sắc còn 100ml.
Lấy nước sắc đó uống trực tiếp hoặc bỏ thêm đường cho dễ uống. Chia uống 2 lần một ngày.
Lưu ý: Với những người kinh nguyệt không đều, có thể dùng liều gấp đôi. Sau 1 – 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Giảm mỡ bụng bằng ngải cứu
Uống trà ngải cứu
Để tận dụng tối đa tác dụng của cây ngải cứu trong việc giảm mỡ bụng bạn nên dùng trà ngải cứu theo cách sau:
Lấy khoảng 5 – 10 lá ngải cứu tươi hoặc 2 – 3 thìa cà phê ngải cứu khô để pha trà.
Cho ngải cứu vào ấm trà và đổ nước sôi lên.
Hãm trà khoảng 5 – 10 phút.
Rót trà ra chén và thưởng thức khi còn ấm nóng.
Nên uống 1 – 2 tách trà ngải cứu mỗi ngày, chia làm nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả cao.
Massage giảm mỡ bụng bằng tinh dầu ngải cứu
Ngoài uống trà ra thì bạn có thể dùng tinh dầu ngải cứu để massage vùng bụng mỗi ngày. Cách thực hiện như sau:
Thoa trực tiếp tinh dầu ngải cứu lên vùng bụng hoặc vùng da cần giảm mỡ và dùng tay massage nhẹ nhàng.
Massage theo chuyển động tròn theo chiều quay của kim đồng hồ để giảm mỡ được hiệu quả hơn.
Mỗi lần massage khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Massage bằng tinh dầu ngải cứu sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa và ngăn chặn việc hình thành mỡ trên cơ thể.
Bài thuốc trị mẩn ngứa bằng ngải cứu
Đối với trẻ nhỏ thường xuyên bị rôm sảy, mẩn ngứa bạn dùng ngải cứu theo cách sau:
Lá ngải cứu 1 nắm to đem rửa sạch, giã nát sau đó lọc lấy nước cốt.
Pha thêm nước và cho thêm vài hạt muối trắng.
Tắm cho trẻ mỗi ngày 1 lần.
Bài thuốc trị mụn, làm trắng và đẹp da bằng ngải cứu
Để có làn da trắng hồng, hết thâm mụn và giảm nám tàn nhang bạn sử dụng ngải cứu tươi theo cách sau:
Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch với nước, để cho ráo nước.
Ngải cứu đem giã nát và đắp lên mặt 20 – 30 phút.
Rửa sạch mặt, lau khô.
Thực hiện thường xuyên để đạt hiệu quả trị mụn và làm đẹp da.
Bài thuốc chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, thần kinh tọa.
Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, thần kinh tọa bạn có thể thực hiện theo cách sau:
300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát.
Thêm 2 thìa cà phê mật ong.
Vắt lấy nước uống. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và buổi chiều.
Duy trì uống trong 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài thuốc giúp lưu thông khí huyết, chữa đau đầu hoa mắt
Lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, thái nhỏ.
Đánh đều 1 quả trứng gà với lá ngải cứu đã thái nhỏ.
Thêm gia vị vừa ăn rồi đổ vào chảo rán chín để ăn.
Bài thuốc chữa các bệnh về đường hô hấp
Dùng cao ngải cứu hoặc tinh dầu ngải cứu để bôi lên cổ, lưng, ngực, gan bàn chân, gan bàn tay để hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về đường hô hấp. Các hoạt chất trong tinh dầu ngải cứu sẽ phát huy công dụng thẩm thấu qua da giúp chống viêm, giãn phế quản làm giảm ho, khó thở.
Cách khác là có thể sử dụng ngải cứu dưới dạng xông hơi. Cách làm là nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu ngải cứu vào cốc nước sôi, rồi hít hơi nóng từ nước này. Có thể dùng tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên để đạt hiệu quả cao. Phương pháp này giúp các hoạt chất của ngải cứu thẩm thấu vào đường hô hấp, có tác dụng giảm viêm, giãn phế quản và làm thông thoáng đường thở.