Bất Ngờ Với Những Tác Dụng Của Ngải Cứu Đối Với Sức Khỏe Mà Bạn Chưa Biết!
Ngải cứu từ lâu đã được xem như một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Ngoài công dụng làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và bổ dưỡng thì ngải cứu còn là một vị thuốc quý trong điều trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe của chúng ta nhé!
Mục Lục
Cây ngải cứu là gì?
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loại cây thảo mộc sống lâu năm, thuộc họ Cúc, khi trưởng thành có thể cao từ 0.4 – 1 mét, nhiều cành, cành non có lông.
Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu trắng và có lông. Cây già có hoa, cụm hoa mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với hình đầu nhỏ, màu lục nhạt. Ngải cứu có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.
Ngải cứu phân bố chủ yếu ở các nước trong khu vực Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Phi và Alaska.
Thành phần dinh dưỡng và hoạt chất có trong cây ngải cứu có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Tinh dầu: Thujone, cineol, dehydromatricaria este, borneol, camphor, α- và β-thujone. Chiếm khoảng 0.2-1% trong lá và thân cây. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa.
- Flavonoid bao gồm: quercetin, artemetin, eupatilin. Có tác dụng bảo vệ tế bào, chống oxy hóa, tăng cường tuần hoàn máu.
- Các dẫn xuất như scopoletin, umbelliferone. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt.
- Chất đắng và tannin giúp kích thích tiêu hóa, lợi mật và giảm đau bụng kinh.
- Các acid hữu cơ và sterol tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa lippid máu.
- Các hợp chất khác như chất nhầy, nhựa, saponin giúp kháng viêm, bảo vệ dạ dày.

Những tác dụng của ngải cứu đối với sức khỏe
Ngải cứu chữa bệnh xương khớp
Ngải cứu được dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh về xương khớp nhờ tính ấm, giúp lưu thông khí huyết, kháng viêm, giảm đau và đặc biệt hiệu quả cho người bị bệnh đau mỏi vai gáy, thấp khớp, gai cột sống…
Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng không nên dùng quá liều bởi nồng độ các hợp chất quá cao có trong ngải cứu có thể gây cháy da.
Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Nhờ tính ấm mà ngải cứu còn được dùng để điều hòa kinh nguyệt hiệu quả, là bài thuốc hữu hiệu trong việc điều trị chứng đau bụng kinh, đau lưng… mỗi khi đến ngày đèn đỏ. Vì thế, trong dân gian có bài thuốc chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu cực hiệu quả.
Ngải cứu giúp cầm máu
Ngải cứu có tác dụng cầm máu nhờ các thành phần hoạt chất như tinh dầu, flavonoid và tannin giúp làm co mạch hạn chế lượng máu chảy ra ngoài, kháng viêm và làm lành vết thương, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi. Vì vậy, ngải cứu được đánh giá là một bài thuốc hữu hiệu giúp cầm máu trong các trường hợp sơ cứu nhanh như khi gặp chấn thương, gãy chân, gãy tay…
Ngải cứu giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan
Flavonoid, tinh dầu và các chất chống oxy hóa có trong ngải cứu có tác dụng thanh lọc cơ thể và giải độc gan mật hiệu quả. Ngải cứu giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại như rượu bia và thực phẩm bẩn. Tinh dầu trong ngải cứu kích thích tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa giúp giảm chứng đầy hơi, chướng bụng.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng dùng quá liều, đối với bệnh nhân gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngải cứu chữa chứng suy nhược cơ thể
Trong dân gian, ngải cứu được biết đến là bột bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Ngải cứu có vị đắng kích thích tiết nước bọt, tăng dịch tiết dạ dày, giúp tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng.
Ngải cứu đem hầm với hạt sen, táo đỏ, kỳ tử, gà ác là món ăn đại bổ giúp lưu thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở người mới ốm dậy, sau phẫu thuật hoặc ốm lâu ngày.
Giúp lưu thông máu
Ngải cứu có khả năng kích thích lưu thông máu, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Những người bị hoa mắt chóng mặt do máu lưu thông kém được khuyên dùng ngải cứu để cải thiện tình trạng này.
Lá ngải cứu dùng để làm thức ăn hàng ngày như hầm trứng vịt lộn, rán cùng với trứng gà, nấu canh ăn hàng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu.
Ngải cứu chữa bệnh đường hô hấp trên
Ngải cứu còn được dùng kết hợp với một số thảo dược như khuynh diệp, lá bưởi… nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên như ho khan, đau họng, cảm mạo, trúng gió… Đem đun nước uống hoặc xông đều rất tốt.
Cách sử dụng ngải cứu hiệu quả
Ngải cứu có nhiều tác dụng trong bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Ngải cứu được sử dụng trong nhiều cách khác nhau như chế biến các món ăn đến các bài thuốc trong y học cổ truyền. Dưới đây là một số cách sử dụng ngải cứu phổ biến:
Chế biến món ăn:
- Trứng rán ngải cứu: Trứng gà rán cùng ngải cứu là món ăn đơn giản, giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt… Sử dụng hàng ngày trong 1 tuần liên tục sẽ giúp cải thiện được các tình trạng trên.
- Gà ác hầm ngải cứu: Đây được xem là món ăn bổ dưỡng, dùng bồi bổ cơ thể sau điều trị bệnh, suy nhược cơ thể hay người mệt mỏi.
- Óc lợn hầm ngải cứu: Món ăn này giúp tăng tiết nước bọt kích thích vị giác giúp cải thiện tình trạng kém ăn, ăn không ngon từ đó giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Uống nước ép ngải cứu: Uống nước ép ngải cứu hoặc dùng trà ngải cứu giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Lá ngải cứu tươi đem xay cùng nước lọc, lọc bỏ bã, pha thêm chút mật ong để làm nước uống hoặc có thể hãm ngải cứu tươi hay ngải cứu đã phơi khô để làm trà uống hàng ngày.
Bài thuốc đắp ngoài da: Khi bị bong gân, đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, bong gân… có thể giã nát ngải cứu, sao khô cùng chút muối hạt rồi đắp lên vùng bị đau nhức, sưng tấy.
Sử dụng tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên: Xông hoặc hít tinh dầu giúp giảm mệt mỏi, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt. Xoa bóp tinh dầu ngải cứu giúp giảm đau nhức xương khớp, căng cơ, đau lưng, thoái hóa khớp. Massage tinh dầu ngải cứu vào bụng giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt…
Dùng điếu ngải, mồi ngải hoặc bột ngải: Điếu ngải là một phương pháp đông y, sử dụng lá ngải khô nghiền thành bột rồi cuộn lại thành điếu ngải, sau đó đốt cháy để hơ lên các huyệt đạo kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và giảm đau. Mỗi bệnh lý sẽ có huyệt đạo phù hợp và phải được thực hiện bởi thầy thuốc đông y.
>>>> Xem ngay: Bài Thuốc Chữa Đau Lưng Bằng Ngải Cứu hiệu quả