Trẻ Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tại Nhà
Viêm họng là bệnh lý về đường hô hấp xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc phải nhất do hệ hô hấp và miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Trẻ bị viêm họng là lỗi lo của các bậc cha mẹ về sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mục Lục
Bệnh viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng hoặc hầu họng, thường gây ra các triệu chứng như sưng, đau rát họng, khó nuốt, ho, sốt, và cảm giác khó chịu ở cổ họng… Viêm họng bao gồm viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.
Viêm họng cấp tính: là tình trạng kéo dài vài ngày đến một tuần, thường liên quan đến nhiễm trùng. Viêm họng cấp tính thường xảy ra ở trẻ em.
Viêm họng mãn tính: là tình trạng kéo dài, thường do kích thích lâu dài hoặc các bệnh lý nền gây lên. Viêm họng mãn tính thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm họng
Các triệu chứng điển hình của viêm họng ở trẻ em bao gồm:
- Cổ họng bé sưng đỏ hoặc có mụn mủ
- Đau họng, khó nuốt, dễ bị nôn trớ khi ăn.
- Trẻ bị ho khan từng cơn hoặc ho có đờm, khàn giọng.
- Khó thở, kèm theo ngạt mũi, viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm phổi.
- Cơ thể mệt mỏi do trẻ bị mất nước, hay quấy khóc.
- Trẻ nổi 1 hoặc một số hạch ở hai bên cổ.
- Trẻ bị sốt vừa hoặc sốt cao liên tục.
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm họng là do virus cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các bệnh như ho gà, sởi, thủy đậu, tay chân miệng… cũng có thể gây ra viêm họng.
Ngoài ra, một số trẻ có thể bị viêm họng do dị ứng phấn hoa, các chất hóa học, lông thú cưng, khói thuốc lá hoặc do môi trường bị ô nhiễm, thay đổi thời tiết… cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng và gây ra các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Các biến chứng tiềm ẩn của viêm họng
Trẻ bị viêm họng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến áp xe quanh Amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng não, viêm cầu thận và sốt thấp khớp….
Áp – xe quanh amidan: hình thành ổ mủ ở khu vực quanh amidan, gây sưng đau dữ dội và khó nuốt.
Viêm tai giữa: Nhiễm trùng lan từ họng lên tai qua ống Eustachian, gây đau tai, giảm thính lực tạm thời.
Viêm xoang: Vi khuẩn từ họng có thể lan sang các xoang, gây viêm và tích tụ dịch nhầy trong các khoang xoang.
Viêm phổi: Nhiễm trùng lan xuống phổi, gây ho nặng, khó thở, sốt cao.
Tắc nghẽn đường thở: Do sưng viêm nghiêm trọng ở họng hoặc áp-xe gây chèn ép đường thở, có thể dẫn đến khó thở cấp.
Sốt thấp khớp: Xảy ra khi viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị kịp thời. Ảnh hưởng đến tim có thể gây viêm màng tim, bệnh lý van tim mãn tính, khớp, da và hệ thần kinh.
Viêm cầu thận (cấp ): Một phản ứng miễn dịch sau viêm họng do liên cầu khuẩn, gây tổn thương thận. Triệu chứng gồm phù, tiểu ít, tiểu ra máu, và tăng huyết áp.
Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn từ họng lan vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
Cách điều trị viêm họng cho trẻ tại nhà
Nếu trẻ bị viêm họng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị. Bệnh viêm họng ở trẻ sẽ trở lên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp chữa bệnh viêm họng cho trẻ tại nhà, kết hợp điều trị cùng phác đồ của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Việc duy trì uống nước ấm với lượng nước vừa đủ là rất cần thiết. Hãy cho trẻ uống đủ nước giúp giữ ẩm cho màng nhầy, tăng khả năng chống vi khuẩn và các chất kích thích cổ họng. Ngoài ra, trẻ trên 1 tuổi cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả, nước chanh, trà nóng pha cùng mật ong để giải cảm, tiêu viêm.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Do đó, khi trẻ bị viêm họng mẹ không cần phải bổ sung nước hoa quả cho bé, mà mẹ cần cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và nhanh chóng khỏi bệnh.
Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không cho trẻ sử dụng mật ong.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Pha nước muối theo nồng độ 0.9% hoặc có thể mua nước muối sinh lý có bán tại các hiệu quốc, cho bé súc miệng thường xuyên. Súc miệng bằng nước muối loãng là cách trị viêm họng cho trẻ đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Dùng thuốc giảm đau
Khi trẻ bị viêm họng, hãy cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không tự ý cho trẻ uống thuốc khi trẻ không được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
Xông mũi họng cho trẻ bằng tinh dầu thảo dược
Xông mũi họng cho trẻ bằng tinh dầu thảo dược sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho mũi họng của trẻ. Ngoài ra, tinh dầu có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và diệt virus vô cùng hiệu quả.
Nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu nguyên chất như bạc hà, quế, tinh dầu hô hấp An Nhi, cỏ xạ hương… vào cốc nước nóng sau đó cho trẻ ngồi xông 10 – 15 phút. Cho trẻ uống 2 -3 ngụm nước chứa tinh dầu vừa xông để làm ấm và loại bỏ vi khuẩn vùng cổ họng của trẻ.
Hoặc cha mẹ nhỏ trực tiếp 1 giọt tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên vào giữa lưỡi, cho trẻ ngậm nuốt. Việc này sẽ rút ngắn thời gian điều trị và giúp trẻ nhanh lành bệnh.
Sử dụng thuốc xịt
Thuốc xịt có tác dụng tương tự như kẹo ngậm ho giúp làm mát hong. Tuy không chữa khỏi được viêm họng nhưng thuốc có thể giúp trẻ giảm đau nhất thời.
Viêm họng ở trẻ nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ. Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị viêm họng nếu có những dấu hiệu tăng nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.