Viêm Tủy Răng Là Gì? Nguy Cơ Và Cách Điều Trị
Bạn gặp phải những cơn đau buốt răng từng cơn mà không rõ nguyên nhân. Thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm tủy răng. Vậy nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đọc hết bài viết này bạn sẽ có câu trả lời
Mục Lục
Viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là một bộ phận trong cấu trúc răng nằm sâu trong cùng của răng, tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh cùng các mô liên kết của răng giúp phần chân răng bám trụ vào hệ thống xương hàm, cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống chiếc răng giúp răng chắc khỏe.
Viêm tủy răng là nguyên nhân phổ biến gây đau răng và mất răng. Vùng tủy của răng và các mô liên kết bao quanh chân răng gây sưng tấy và đau đớn ở tủy răng. Bệnh này có thể là cấp tính hoặc mãn tính mà nguyên nhân chính gây ra viêm là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng làm cho tủy bị viêm và sưng lên.
Nguyên nhân gây viêm tủy
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng do không chữa kịp thời, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng, xâm nhập vào lớp men răng rồi ngà răng khiến răng bị sâu tạo thành lỗ nhỏ sâu răng, lúc này vi khuẩn tấn công vào tủy.
Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), sang chấn hay do thay đổi áp suất môi trường.. cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tủy răng.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến bạn cần biết:
Sâu răng: Khi lỗ sâu răng phát triển nặng và không được điều trị kịp thời, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công vào cấu trúc bên trong răng, đi vào tủy răng. Khi viêm ban đầu chỉ là triệu chứng nhẹ, về sau vi khuẩn sẽ làm tình trạng viêm trở lên nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng hoại tử và phá vỡ cấu trúc răng và gây mất răng.
Viêm nướu: nướu bị viêm nhiễm nếu không điều trị có thể dẫn đến tụt lợi, qua thời gian sẽ dẫn đến viêm tủy.
Răng bị mài mòn: Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi, qua năm tháng răng sẽ bị mài mòn lớp mặt nhai, gây lộ tủy dẫn đến viêm
Răng bị tổn thương: Một số trường hợp răng bị sứt mẻ, gãy vỡ để lộ phần tủy ra ngoài, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy răng cấp.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc đánh răng không đúng cách, dùng bàn chải cứng hay lực chải mạnh có thể làm mòn cổ răng. Việc đánh răng hằng ngày không đúng cách kéo dài có thể tiến triển nặng hơn gây lộ tủy và dẫn đến viêm tủy cấp.
Viêm tủy răng mức độ nhẹ không có biểu hiện cụ thể khi bị nặng sẽ gây đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh. Vì thế, mà việc vệ sinh răng đúng cách là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
Nguy cơ và cách điều trị viêm tủy răng
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Bác sỹ nha khoa Trần Trung Tín (Nha khoa Tâm Trí) cho biết, viêm tủy có thể diễn tiến theo nhiều giai đoạn khác nhau với những tổn thương khác nhau trong cấu trúc răng. Ban đầu khi viêm tủy thì cảm giác đau nhức chỉ là thoáng qua, tuy nhiên khi đến giai đoạn cấp tính thì cơn đau dữ dội hơn, nhức buốt thường xuyên.
Thậm chí buốt lên tận óc như trường hợp bạn gặp phải, đặc biệt là đau thành từng cơn và đau dữ dội vào ban đêm. Khi ăn uống thức ăn lọt xuống buồng tủy hoặc có kích thích nóng lạnh thì cảm giác đau nhức sẽ càng tăng lên.
Khi tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm và áp xe quanh chóp và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống, rụng răng, viêm xương, viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc, viêm hạch rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường… cần phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị.
Trên đây là một số những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng. Để ngăn ngừa được tình trạng này xảy ra bạn nên đi khám và điều trị tình trạng bệnh viêm tủy khi bệnh mới phát triển ở những giai đoạn đầu tiên hoặc trám răng ngay khi phát hiện răng có lỗ sâu, bị vỡ hoặc nứt răng để tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào đến tủy răng.
Cách điều trị
Ở cấp độ 1, viêm tủy răng có thể được điều trị dễ dàng bằng cách khắc phục nguyên nhân khiến tủy bị viêm. Trong một số trường hợp, Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để bảo vệ tủy trước sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên khi viêm tủy đã đến cấp độ 2 và 3 thì người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu và đau đớn.
Ở cấp độ này thì răng sẽ được điều trị tủy và trám lại răng. Nếu viêm tuỷ cấp độ 3 trong trường hợp răng bị lung lay nhiều độ 3-4, hoặc có nhiễm trùng lớn quanh chóp răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và cắm Implant sau này. Nếu nhiễm trùng nhỏ và răng không lung lay nhiều có thể điều trị tuỷ và cắt chóp để giữ lại răng thật cho người bệnh.
Lưu ý:
– Đến ngay Bác sĩ nếu sau khi đã điều trị viêm tủy răng nhưng vẫn xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau răng dữ dội hoặc đau hơn cả lúc trước khi điều trị.
- Sưng bên trong hoặc bên ngoài miệng.
- Khi có các triệu chứng như ban đầu hoặc tái phát tình trạng viêm tủy.
– Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có chứa Fluor và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Có thể dùng thêm nước súc miệng để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng.
– Thường xuyên khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần tại các địa chỉ nha khoa uy tín để phát hiện sớm bệnh viêm tủy răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.
* Sản phẩm khuyên dùng:
Tinh dầu răng Miệng Dạ Thảo Liên – Giúp phòng và điều trị các bệnh về răng miệng an toàn, hiệu quả.
** Tìm hiểu thêm bài viết: Trẻ bị viêm đường hô hấp trên