Đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau lưng dưới là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, đa số mọi người đều chủ quan và lầm tưởng các cơn đau lưng dưới là do làm việc quá sức hoặc bê vác không đúng tư thế gây lên, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ thuyên giảm. Trên thực tế, hiện tượng đau nhức phần lưng dưới có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vậy đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Mục Lục
1.Tìm hiểu về tình trạng đau lưng dưới
Tình trạng đau lưng dưới có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức cơ thể, mệt mỏi và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt hàng ngày.
Lưng dưới là vùng có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ phần thân trên, tạo đường cong cho cơ thể và giúp vận động của cơ thể được linh hoạt hơn. Đặc biệt, vị trí này là mắt xích quan trọng trong hệ thống truyền tín hiệu của não tới chân, giúp dễ dàng thực hiện các động tác di chuyển của cơ thể như bước tiến, bước lùi, bước sang trái, bước sang phải…
Đau lưng dưới được chia thành 3 mức độ chính dựa theo thời gian bị đau:
- Đau lưng cấp tính khi người bệnh gặp cơn đau kéo dài dưới 6 tuần.
- Giai đoạn nửa mạn tính khi cơn đau lưng kéo dài từ 6 -12 tuần.
- Nếu tình trạng đau lưng dưới kéo dài trên 3 tháng ( trên 12 tuần) thì khả năng bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính. Giai đoạn này việc điều trị sẽ trở lên khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
2.Nguyên nhân gây lên tình trạng đau lưng dưới
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây lên tình trạng đau lưng dưới. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các mô mềm vùng lưng bị chấn thương, có thể là các chấn thương dây chằng, cơ hoặc là các khớp xương.
Đau lưng do chấn thương vùng cơ hoặc dây chằng
Giãn cơ và dây chằng cạnh cột sống cũng là một trong những nguyên nhân cơ học gây lên tình trạng đau nhức cột sống thắt lưng, khiến người bệnh bị hạn chế vận động, xuất hiện các cơn đau nhức vùng đốt sống lưng, khó chịu… Về lâu dài nếu không được điều trị có thể gây đứt dây chằng thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng
Đĩa đệm là phần nằm giữa 2 cột sống, Chức năng chính là tạo ra chuyển động giữa các khớp xương và đóng vai trò như bộ phận giảm xóc tự nhiên ở cột sống. Thoát vị đĩa đệm được đánh giá là bệnh lý xương khớp vô cùng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến di chuyển, sinh hoạt của người bệnh mà nó còn có thể gây lên biến chứng teo cơ, bại liệt hoàn toàn…
Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh thường bị đau buốt tại cột sống thắt lưng, gây tê như kiến bò từ mông sau đó lan dần ra sau hay một bên chân.
Thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân có cảm giác bị cứng vùng lưng, khó khăn trong việc đi lại, cúi ngửa, đứng ngồi…
Đau lưng do thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống thắt lưng thương gây đau âm ỉ vùng lưng dưới, tăng lên khi vận động đặc biệt các động tác như cúi người, bê vác nặng hoặc khi đứng hoặc ngồi lâu. Khi tình trạng thoái hóa nặng hơn sẽ làm thoái hóa khớp liên mấu, xuất hiện triệu chứng đau mông, đùi, bắp chân, có thể là lan xuống bàn chân, khiến người bệnh có cảm giác châm chích, tê bì.
>>>> Xem thêm: Bệnh đau lưng ở người cao tuổi
Bài thuốc chữa đau lưng bằng ngải cứu hiệu quả
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây đau lưng dưới
Nguyên nhân dẫn tới đau lưng dưới đôi khi cũng xuất phát từ thói quen sinh hoạt không đúng cách. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, nằm ngủ sai tư thế hoặc mang vác nặng quá mức cũng khiến cho sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực quá tải trong thời gian dài.
Hậu quả là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn và vùng xương dưới sụn, đĩa đệm bị tổn thương.
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn thiếu cân đối hoặc bị rối loạn chức năng trao đổi chất cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng đau lưng. Cần phải có chế độ ăn phù hợp và khoa học sao cho đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng vào cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
3. Đau lưng dưới là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng là một triệu chứng và không phải lúc nào cũng liên quan đến một bệnh cụ thể. Đau lưng dưới là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Ngoài các nguyên nhân cơ bản như do chấn thương cơ hoặc dây chằng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng… Thì đau lưng dưới còn là biểu hiện của một số bệnh bên trong cơ thể như:
- Viêm nhiễm tiết: Các vấn đề về nội tiết như viêm nhiễm tiết tuyến cận thận hay bệnh tiểu đường có thể khiến bạn bị đau lưng.
- Bệnh tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng, tắc nghẽn, hoặc gan sưng có thể làm bạn cảm thấy đau ở vùng lưng dưới.
- Bệnh phụ khoa: Các vấn đề về tử cung, buồng trứng và âm đạo ở phụ nữ cũng có thể gây đau vùng lưng dưới.
- Bệnh nội tiết: Các vấn đề về tuyến giáp, tuyến yên, tuyến tạo máu có thể gây ra các triệu chứng đau lưng.
Để chẩn đoán và điều trị đúng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể của bạn.
4. Cách điều trị khi bị đau lưng dưới
Khi bị đau lưng mọi vận động của cơ thể đều trở lên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, điều trị bệnh là vô cùng cần thiết.
Chăm sóc, điều trị đau lưng dưới tại nhà
Phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà nên được thực hiện trong 72 giờ đầu tiên khi xuất hiện cơn đau. Nếu sau 72 giờ cơn đau không thuyên giảm thì nên đưa người bệnh đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nếu đau lưng là do căng cơ hoặc vận động quá mức, hãy nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây đau thêm. Nằm nghiêng bên hoặc nằm ngửa với một gối dưới chân có thể giúp giảm áp lực trên lưng.
Có thể dùng đá lạnh để chườm vào vị trí lưng bị đau hoặc có thể dùng cây ngải cứu chườm ấm.
Massage nhẹ nhàng tại vùng lưng bị đau bằng tinh dầu massage hoặc sử dụng tinh dầu ngải cứu cũng có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân bị đau lưng do chấn thương. Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên là sự lựa chọn hàng đầu cho những bệnh nhân bị đau lưng và các bệnh về cơ xương khớp khác.
Sử dụng nước ấm để tắm hoặc massage bằng tinh dầu ngải cứu thường xuyên sẽ cải thiện được tình trạng cứng cơ ở lưng.
Tình trạng đau lưng càng tăng nặng nếu bạn bê vác nặng hoặc nằm ngửa. Hãy đổi sang tư thế nằm nghiêng với đầu gối cong và đặt gối kê giữa 2 chân. Hoặc có thể kê gối cuộn dưới đùi khi nằm ngửa sẽ giúp giảm áp lực lên lưng khi bạn nằm ngửa.
Ngưng những hoạt động thể chất mạnh trong vài ngày và thực hiện thể dục nhẹ nhàng hàng ngày.
Dùng thuốc
Hãy sử dụng thuốc để điều trị bệnh đau lưng sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ kê đơn.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị dưới sự thực hiện và giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm. Bác sĩ thực hiện châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ hay sử dụng các biện pháp như siêu âm trị liệu, chiếu laser, điện xung để giảm đau… Khi cơn đau đã thuyên giảm bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những bài tập trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cho cơ lưng và cơ bụng.
Ngay cả khi hết đau bạn vẫn nên thực hiện những bài tập trị liệu này để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng nếu như người bệnh điều trị bằng tất cả các phương pháp trên đều không đem lại kết quả hoặc khi bệnh nhân có những biến chứng đe dọa đến tính mạng như tủy sống bị chèn ép. Phương pháp phẫu thuật còn áp dụng đối với những bệnh nhân bị đau lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm …