Tại Sao Sâu Răng Hàn Rồi Vẫn Đau? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý ?
Khi răng bị tổn thương do sâu hoặc nứt vỡ thì hàn trám răng là phương án lựa chọn tối ưu giúp phục hình thẩm mỹ và hạn chế cơn đau nhức kéo dài. Tuy nhiên, sâu răng hàn rồi vẫn đau là hiện tượng thường gặp và rất phổ biến. Vậy tại sao sâu răng hàn rồi vẫn đau? Nguyên nhân do đâu? Xử lý thế nào khi răng bị đau nhức sau trám răng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Các trường hợp trám răng bị nhức?
Nếu tình trạng đau răng kéo dài sau trám răng khiến cho cuộc sống sinh hoạt của bạn gặp nhiều khó khăn như: ăn uống không ngon miệng, ngủ không đủ giấc, sức khỏe giảm sút… Từ đó, làm cho chất lượng cuộc sống của bạn cũng bị giảm theo. Tuy nhiên, không phải trường hợp đau nhức răng nào sau khi trám răng cũng là hiện tượng đáng lo ngại.
1.1 Trám răng xong bị nhức, ê buốt ngay
Hầu hết mọi người đều gặp tình trạng đau nhức răng ngay sau khi hàn, đây là tình trạng thường gặp. Bởi lúc này thuốc tê mới hết tác dụng, nên tình trạng đau nhức răng ngay sau khi trám là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó là do miếng trám mới chưa thể ổn định và thích nghi ngay với răng thật.
Bạn không cần phải quá lo lắng bởi sau từ 1 – 2 ngày, khi vật liệu trám tương thích với răng thật thì bạn sẽ không còn bị ê buốt hay đau nhức răng nữa. Trường hợp này bạn không cần phải đến nha sĩ để kiểm tra nữa.
1.2 Trám răng xong lâu ngày mới bị nhức
Trường hợp răng trám lâu ngày mới bị nhức thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Rất có thể răng của bạn đang bị kích ứng, vết trám bị ăn mòn, nứt vỡ vi khuẩn có cơ hội xâm lấn vào bên trong tủy răng.
Ngoài ra, còn một số trường hợp răng bị đau nhức không phải xuất phát từ vết trám mà do viêm nhiễm vùng nướu và chân răng … gây ra. Bạn cần đến gặp nha sĩ để thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân sâu răng hàn rồi vẫn đau
Sâu răng hàn rồi vẫn đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dưới đây để tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất.
2.1 Do tay nghề của bác sĩ không cao
Tay nghề bác sĩ không cao là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau nhức sau khi trám răng. Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến miếng trám bị đứt hoặc đặt không đúng vị trí cần trám, hoặc miếng trám nằm cao hơn răng bên cạnh cũng làm tăng áp lực nhai. Nếu không được khắc phục sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau nhức khó chịu vùng răng sau khi trám.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 Cách Trị Đau Răng Cấp Tốc Tại Nhà Cực Hiệu Quả
2.2 Do răng sâu chưa điều trị triệt để
Việc bác sĩ chưa xử lý triệt để ổ sâu mà đã thực hiện trám bít chặt lỗ sâu. Lúc này, vi khuẩn còn sót lại bên trong sẽ tiếp tục tấn công gây ra tình trạng viêm tủy, chết tủy và gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.
2.3 Do thần kinh bị kích thích
Sau khi trám răng xong, hiện tượng đau nhức sẽ xuất hiện. Nguyên nhân là do dây thần kinh bị tổn thương và kích thích. Đây cũng là do kĩ thuật xử lý của bác sĩ nha khoa không tốt làm cho miếng trám chèn ép vào dây thần kinh, tạo ra áp lực gây ra tình trạng đau nhức cho người bệnh.
2.4 Do chất liệu trám răng không chất lượng
Chất liệu trám răng không chất lượng cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị đau nhức răng. Nhiều cơ sở nha khoa chạy theo lợi nhuận mà sử dụng những vật liệu trám răng kém chất lượng nên sẽ dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Thức ăn sẽ bị dắt vào và gây lên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… Từ đó khiến cho bệnh nhân gặp phải tình trạng sâu răng hàn rồi vẫn bị đau.
2.5 Rìa nướu hoặc chân răng bị tổn thương
Trong quá trình ăn nhai các vật cứng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến cho rìa nướu hoặc chân răng bị tổn thương. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Hoặc trong quá trình hàn răng, bác sĩ thực hiện sai lệch làm tổn thương rìa nướu và chân răng. Đây là vùng nhạy cảm do không có men răng bảo vệ. Do vậy mà dẫn tới tình trạng răng sâu hàn rồi mà vẫn đau.
2.6 Do bệnh nhân chăm sóc răng miệng không tốt
Việc chăm sóc răng sau khi trám là điều cần thiết bởi răng sau khi trám sẽ không thể khỏe mạnh như răng bình thường. Việc thường xuyên ăn nhai các thức ăn dai, cứng… rất dễ làm cho miếng trám răng bị nứt vỡ.
3. Cách xử lý khi răng bị đau nhức sau khi trám răng
Sau khi trám răng nếu xuất hiện tình trạng đau nhức bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây ra những cơn đau để có thể áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Ngày đầu tiên, sử dụng túi đá chườm lạnh ở vùng má có răng trám, giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Sau khoảng 3-4 ngày có thể chườm nóng.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Tốt nhất nên sử dụng thức ăn loãng, mềm, dễ nhai để vết trám ổn định, hạn chế ăn nhai bên vùng răng mới trám vì vết trám vẫn chưa ổn định.
- Trường hợp sau khi trám răng đã lâu mà bị đau nhức thì nên đến nha khoa để thăm khám. Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý hợp lý.
4. Các biện pháp phòng ngừa đau nhức răng sau khi trám
Sau khi hàn trám răng xong, để ngăn ngừa tình trạng răng bị đau nhức, bạn cần lưu ý về cách ăn uống, cách nhai, cũng như vệ sinh răng miệng sau khi trám răng. Cụ thể như sau:
4.1 Cách ăn nhai và chế độ ăn sau khi trám răng
- Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai quá nhiều.
- Hạn chế nhai thức ăn bên hàm vừa trám răng.
- Không dùng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng có thể kích thích gây lên tình trạng đau nhức hoặc ê buốt.
- Tránh dùng những thức ăn chứa nhiều axit vì chúng có thể làm mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều.
- Hạn chế dùng những đồ ăn và nước ngọt có ga làm ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
4.2 Cách vệ sinh răng miệng sau khi trám răng
- Bạn nên thực hiện đánh răng với bàn chải có lông mềm và loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
- Khi đánh răng, chỉ nên chà nhẹ nhàng, tránh lực quá mạnh tác động đến vết trám răng.
- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn còn xót lại kẽ răng gây lên các bệnh lý răng miệng không tốt.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa giắt vào kẽ răng thay vì sử dụng tăm nhọn xỉa răng sẽ khiến cho kẽ răng bị thưa.
- Ngoài ra bạn nên sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để đánh răng và súc miệng là phương pháp tốt nhất giúp hạn chế tối đa tình trạng đau nhức răng sau khi trám.
Hi vọng, qua bài viết này bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi ” Tại sao sâu răng hàn rồi vẫn đau”? Từ đó biết được nguyên nhân và hướng xử lý kịp thời để thoát khỏi tình trạng răng bị đau nhức khó chịu.