Tại Sao Ngủ Dậy Bị Đau Đầu? Làm Gì Để Khắc Phục Hiệu Quả?
Khi bắt đầu một ngày mới và thức dậy với cơn đau đầu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Ngủ dậy bị đau đầu khiến bạn mệt mỏi, thiếu sức sống, không tập trung làm việc. Dù là nguyên nhân nào thì bạn cũng cần có cách giảm đau an toàn và hiệu quả.
Mục Lục
Tại sao ngủ dậy bị đau đầu?
Ngủ dậy bị đau đầu sau giấc ngủ trưa hoặc tối – tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau nhức nửa đầu bên trái hoặc bên phải, đôi khi đau trên đỉnh đầu, âm ỉ cả đầu. Cơn đau có thể nan xuống gây đau mỏi vai gáy, thậm trí đau mỏi cánh tay.
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới đau đầu sau khi ngủ dậy:
Ngủ sai tư thế
Ngủ sai tư thế chẳng hạn như gối đầu quá cao, kê gối cứng, nằm nghiêng sang một bên hoặc nằm úp quá lâu mà không thay đổi tư thế có thể dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy.
Hoặc đối với những người làm việc văn phòng, thường hay gục đầu xuống bàn để ngủ, sau giấc ngủ trưa thường hay đau đầu. Đó là do máu khó lưu thông đến não dẫn đến hiện tượng thiếu máu não, từ đó gây ra tình trạng đau đầu khi ngủ trưa.
Ngủ quá nhiều
Thông thường một giấc ngủ kéo dài từ 7 tiếng đến 8 tiếng vào ban đêm và 30 phút đến 60 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, những trường hợp ngủ quá nhiều sẽ khiến trung khu thần kinh bị ức chế kèm theo máu lên não bị suy giảm và làm trị trệ quá trình trao đổi chất. Vì thế mà sau khi ngủ dậy bạn sẽ cảm thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, kém tỉnh táo và đau đầu.
Chỗ ngủ không đảm bảo
Ngủ trong không gian chật hẹp tù túng, thiếu oxy, phòng ngủ quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn… là những nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn không ngon giấc. Sau khi thức dậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
Sử dụng nhiều chất kích thích
Những đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ như cà phê, trà, socola, rượu, bia, nước ngọt có ga… Những thức uống này chứa nhiều chất kích thích và caffein khiến bạn khó ngủ và làm cho giấc ngủ bị gián đoạn. Việc sử dụng quá nhiều chất kích thích khiến chúng ta khó ngủ và đồng thời gây ra tình trạng mệt mỏi, mệt mỏi và đau đầu sau khi ngủ dậy.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Việc sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ipad… nhiều trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Sáng hôm sau thức dậy bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu tập chung làm việc và có những cơn đau đầu dai dẳng.
Thiếu máu não
Thiếu máu não là tình trạng hay xảy ra ở người già, tuy nhiên hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa, nhất là những người lao động trí óc, công việc căng thẳng và ít vận động. Thiếu máu não gây chóng mặt, buồn nôn và đau đầu thường xuyên. Nên tình trạng ngủ dậy bị đau đầu thường xảy ra ở những người mắc bệnh thiếu máu não.
Mất nước
Mất nước khiến lượng máu giảm do thể tích tuần hoàn giảm, giảm lượng máu và oxy đến não. Mất nước cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ nóng bức và căng thẳng, giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn tới đau đầu.
Trầm cảm, rối loạn lo âu do căng thẳng và áp lực
Trầm cảm và rối loạn lo âu do căng thẳng và áp lực cũng là những bệnh lý về sức khỏe tâm thần. Bắt đầu bằng những triệu chứng như khó ngủ, ngủ không ngon giấc… khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu.
Các bệnh lý liên quan
Ngủ dậy bị đau đầu đôi khi là do một số tình trạng sức khỏe khác như bệnh cao huyết áp, bệnh đau mỏi vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, đau đầu do viêm xoang…
Cách khắc phục triệu chứng đau đầu sau khi ngủ dậy
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn đau đầu sau khi ngủ dậy, vì vậy bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có các cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là những cách giúp bạn khắc phục triệu chứng đau đầu sau khi ngủ dậy hiệu quả:
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Việc làm cần thiết nhất để khắc phục chứng đau đầu đó là chú ý tăng cường chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Duy trì thói quen ngủ đúng giờ
Ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ: Trung bình người trưởng thành nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Buổi trưa nên ngủ khoảng 30 phút.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước ấm hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ 30 phút để bù nước cho cơ thể.
Bạn nên tăng cường uống nước suốt ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy nên uống một cốc nước ấm hoặc trà mật ong sẽ tốt cho cả hệ tiêu hóa và giúp hạn chế nguy cơ khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu.
Cải thiện tư thế ngủ
Lựa chọn gối phù hợp với dáng đầu, cổ để duy trì cột sống thẳng khi ngủ. Tránh đặt cánh tay lên đầu vì tư thế này sẽ làm giảm lưu lượng máu, gây áp lực lên thần kinh dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi thức dậy. Ưu tiên nằm nghiêng hoặc nằm ngửa bởi tư thế này sẽ giúp căn chỉnh cột sống của bạn được ổn định.
Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và tiếng ồn
Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ thường nằm trong khoảng 18 – 20oC, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh có thể gây khó chịu đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, duy trì nhiệt độ phòng ngủ ổn định sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn.
Sử dụng rèm che sáng, tắt điện, hạn chế tiếng ồn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Tránh dùng các chất kích thích trước khi ngủ
Tránh uống rượu, caffeine, hoặc ăn uống quá no trước khi ngủ. Thư giãn cơ thể bằng các bài tập hít thở sâu, thiền, hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Massage
Người bị đau đầu do mất ngủ hãy dùng phương pháp massage cổ vai gáy để giảm hiện tượng căng cứng cơ vùng vai gáy, cơ thể được thư giãn, lượng máu lưu thông lên não dễ dàng hơn giúp giảm tình trạng đau nhức đầu.
Làm gì nếu bị đau đầu sau khi ngủ dậy?
Hầu hết những tình trạng ngủ dậy bị đau đầu sẽ tự hết sau vài giờ. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp đau đầu ở mức độ nặng, người bệnh có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy.
- Ăn nhẹ nếu đau đầu do hạ đường huyết, uống một cốc trà gừng có pha thêm chút đường hoặc mật ong bạn sẽ cảm thấy dễ chịu.
- Tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm lên cổ và vùng vai gáy để thư giãn cơ bắp, tăng lượng máu lưu thông lên não, giúp giảm đau đầu.
- Nếu phòng ngủ ngột ngạt, bí bách bạn có thể ra ngoài đi lại nhẹ nhàng, thư giãn và hít thở không khí trong lành.
- Dùng lá ngải cứu sao với chút muối hạt và đắp lên vùng vai gáy sẽ giảm nhanh tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Hoặc có thể thoa 2 – 3 giọt tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên lên 2 bên thái dương và vai gáy sau đó massage nhẹ nhàng cơn đau đầu, đau mỏi vai gáy sẽ nhanh chóng biến mất.
Nếu ngủ dậy bị đau đầu mà kèm theo bất kì một dấu hiệu bất thường nào thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám sớm tại các chuyên khoa thần kinh uy tín để được chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm: Tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên