Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Sâu Răng Và Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả
Bệnh sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em không riêng gì ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trẻ bị sâu răng sẽ đối mặt với nhiều hệ lụy. Trong phạm vi bài viết này Tinh Dầu Dạ Thảo Liên sẽ cung cấp cho bạn biết dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Nếu như trước đây, các bậc phụ huynh cho rằng sâu răng là chuyện bình thường và nó chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng của con trẻ thì thống kê mới của Unilever toàn cầu (năm 2020) sẽ khiến phụ huynh phải sửng sốt. Trước những con số đáng ngạc nhiên chứng minh tác động không hề nhỏ của sức khỏe răng miệng lên cuộc sống, học tập và thậm chí là thành công trong tương lai của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng
Tình trạng sâu răng ở trẻ trong giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Bạn thường chỉ phát hiện ra con bị sâu răng khi quan sát thấy răng trẻ có những lỗ nhỏ li ti, răng bị đổi màu, bị đen hay nướu bị sưng, đau, trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn… Nếu trẻ bị sâu răng, con có thể có các dấu hiệu khác như:
– Con gặp khó khăn khi nhai hoặc cắn thức ăn.
– Răng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh: Khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh bé cảm thấy ê buốt hoặc đau nhức.
– Con bị đau răng mà không rõ nguyên nhân.
– Hơi thở của con có mùi hôi kéo dài.
Khi nhận thấy con có các dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa con đến gặp nha sĩ để thăm khám và điều trị cho con. Cha mẹ không lên chủ quan để răng con bị sâu nặng, sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như khả năng nhai, thẩm mỹ của con.
Hệ lụy khi trẻ bị sâu răng
Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng nhai và các răng vĩnh viễn sau này.
- Bệnh Sâu răng ở trẻ em gây tổn thương đến tủy răng. Nếu không điều trị tủy răng kịp thời có thể gây viêm tủy và có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng (mủ trong răng) và gây mất răng.
- Sâu răng ở trẻ em còn là nguyên nhân gây viêm lợi, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm trên.
- Trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
- Khi trẻ đủ nhận thức thì việc trẻ bị sâu sún răng trẻ sẽ thấy mặc cảm, mất tự tin với những người xung quanh, khiến trẻ sống khép mình hơn và không phát huy được những khả năng cũng như thế mạnh của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Viêm chân răng ở trẻ
Mách mẹ cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ
– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Mẹ nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay từ khi bé chưa mọc răng. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride hoặc thực hiện rơ miệng, lau chân răng cho con bằng nước muối loãng.
– Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình, vệ sinh răng miệng cho trẻ trước khi ngủ: Điều này tránh cho thức ăn hay đồ uống còn sót lại trong miệng bé gây sâu răng.
– Súc miệng thường xuyên: Hãy cho bé súc miệng sạch sẽ sau khi ăn, hạn chế sử dụng đồ uống có đường và đồ uống có gas…
– Đánh răng sau khi ăn: Cha mẹ lên tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách để loại bỏ hết những thức ăn thừa và vi khuẩn gây sâu răng.
– Sử dụng nước có chứa fluoride: Fluoride giúp bảo vệ răng của con bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nếu bạn đang sử dụng nước không có fluoride, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để được bổ sung khoáng chất này.
– Uống nước, sữa và các thức uống bằng ly ( cốc) thay vì uống bằng bình bú: Tập cho con có thói quen uống sữa, nước hay chất lỏng bằng cốc hoặc bằng ly giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
– Hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm nhiều đường: Hãy kiểm soát lượng thực phẩm có đường mà con bạn thường xuyên ăn. Khoai tây chiên, kẹo, thạch rau câu, các loại bánh, kem… có chứa đường là mối đe dọa cho răng miệng và sức khỏe nếu trẻ tiêu thụ quá mức.
– Không dùng chung dụng cụ ăn uống: Việc dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn làm lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ, làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tiêu hóa, hô hấp… nói chung.
– Chú ý đến khẩu phần ăn của con: Cho con ăn thực phẩm lành mạnh nhiều chất xơ như hoa quả và rau xanh, hạn chế thực phẩm và đồ uống lên men, có đường. Bạn hoàn toàn có thể thêm phô mai vào chế độ ăn cho trẻ vì loại thực phẩm này cung cấp canxi, tốt cho xương và răng của trẻ.
– Khám răng định kì: Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi bé bắt đầu mọc răng, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào nắm được dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng và các phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những mầm xanh của tương lai có một sức khỏe tốt, đặc biệt là sức khỏe răng miệng.
>> Sản phẩm gợi ý cho bạn: Tinh dầu sâu răng Dạ Thảo Liên