Mẹo Đánh Bay Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không Cực Đơn Giản
Bệnh hôi miệng là một trong những bệnh lý phổ biến về răng miệng ở mọi lứa tuổi. Bệnh hôi miệng là chứng bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khi bị hôi miệng người bệnh cảm thấy hơi thở của mình có mùi rất khó chịu từ đó mà người bệnh trở lên mặc cảm ảnh hưởng đến việc giao tiếp, công việc và đời sống xã hội hàng ngày.
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
- Mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng: Chế độ vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám thức ăn tích tụ ở chân răng và kẽ răng tạo thành cao răng gây ra các bệnh lý như viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, áp xe răng,..hay bệnh khô miệng làm hạn chế tiết nước bọt đều khiến hơi thở ngày càng nặng mùi.
- Chế độ ăn uống không hợp lí: Sử dụng thực phẩm nặng mùi như hành tỏi, nước sốt , các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe mà không vệ sinh răng miệng thật sạch cũng là nguyên nhân gây hôi miệng kéo dài
- Bệnh lí cơ thể: Bệnh về tai – mũi – họng, bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, hở van dạ dày, trào ngược thực quản, các bệnh về gan thận.
Khi gặp các bệnh lý về răng miệng bạn cần thay đổi ngay chế độ ăn uống hàng ngày cũng như việc vệ sinh răng miệng đúng cách, sạch sẽ để hạn chế tối đa việc vi khuẩn phát triển gây lên các bệnh về răng miệng đặc biệt là bệnh hôi miệng.
Vì sao lá trầu không lại điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả
Từ xa xưa lá trầu không đã rất quen thuộc với người Việt ta, ngoài việc dùng để lấy lá nhai trầu, lá trầu không còn được dùng như một vị thuốc để chữa được nhiều bệnh thường gặp. Theo y học cổ truyền thì lá trầu không có mùi thơm hắc, vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn.
Tên khoa học của cây trầu không là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây thân leo, nhẵn. Theo nghiên cứu cứ trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu.
Các thành phần chính của tinh dầu trầu không thuộc nhiều nhóm hóa học khác nhau như: Eugenol, chavicol, chavibetol, Estragol… có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… và còn có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100gr lá trầu không có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C.
Với các thành phần trên, lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh thường gặp. Mà tiêu biểu không thể không kể đến đó là bệnh hôi miệng.
Sử dụng lá trầu không điều trị bệnh hôi miệng
Bạn chuẩn bị 100 gam lá trầu không, loại lá già đem rửa sạch, vò nát.
Đem lá trầu không đun sôi với 1 lít nước và thêm vào đó 1 thìa cà phê muối. Đun sôi nhỏ lửa từ 10-15 phút cho lá trầu tiết ra hết tinh dầu.
Nước sau khi nấu xong bạn lọc bỏ bã và để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản dùng dần. Mỗi ngày thực hiên 2-3 lần sau khi ăn cơm, trước và sau khi ngủ. Bạn chú ý đánh răng xong mới súc miệng bằng nước lá trầu không để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé! Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện sau 5-7 ngày là tình trạng hôi miệng của bạn sẽ biến mất.
Ngoài tác dụng trị bệnh hôi miệng thì việc súc miệng với nước lá trầu không hàng ngày còn giúp cho bạn có được hàm răng chắc khỏe, phòng và chống được các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, viêm chân răng, sâu răng…
Chúc các bạn thành công với mẹo trị hôi miệng bằng lá trầu không cực đơn giản này!
****Tìm hiểu thêm: Bệnh Hôi Miệng – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị triệt để
Trị hôi miệng bằng tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên
Tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên thành phần gồm hơn 20 loại thảo dược quý, với các thành phần chính là 100% tinh dầu tự nhiên như tinh dầu Trầu không, hương nhu, đinh hương, quế, trà xanh, thiên niên kiện… Giúp phòng và điều trị các bệnh răng miệng như sâu răng, sún răng, hôi miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm nha chu, viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan…
Nhờ có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lỵ… và còn có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Nên tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên giúp điều trị bệnh hôi miệng rất hiệu quả.
Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để điều trị bệnh hôi miệng 1 cách hiệu quả nhất nhé!
. Nhỏ 1 giọt tinh dầu lên bàn chải có sẵn kem đánh răng. Thực hiện chải răng nhẹ nhàng từ 2-3 phút.
. Lấy thanh nạo lưỡi nạo sạch rêu lưỡi.
. Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào cốc nước chứa 20-30ml nước, sau đó ngậm và súc miệng khoảng từ 3-5 phút.
Bạn thực hiện làm 2 lần mỗi ngày sáng và tối, sau 5-7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả, chân răng chắc khỏe, hết sạch mùi hôi miệng, hơi thở thơm mát và tự tin trong giao tiếp.
Tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên – khắc tinh của bệnh hôi miệng
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0926198299 để được tư vấn miễn phí và mua hàng chính hãng.
>>>Xem thêm: 11 mẹo chữa đau răng tại nhà