Bệnh Đau Mỏi Vai Gáy. Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Mục Lục
Bệnh đau mỏi vai gáy là gì?
Đau mỏi vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống hàng đầu hiện nay, bệnh không chỉ gây đau, nhức mỏi vùng vai gáy mà lâu ngày còn khiến người bệnh rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, trầm cảm…Bệnh đau vai gáy còn là báo hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ..
Đau mỏi vai gáy thường gặp ở lứa tuổi nào?
Bệnh đau mỏi vai gáy là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành ( chủ yếu là dân văn phòng), đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Nguyên nhân gây tình trạng đau mỏi vai gáy
– Do ngồi sai tư thế hay ngồi quá lâu ở một tư thế, gối đầu cao khi ngủ, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. khiến cho một số cơ bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức chèn ép vùng bả vai, khí huyết lưu thông chậm dẫn tới đau vai gáy.
– Làm những công việc nặng nhọc, mang vác những đồ nặng quá sức khiến cho cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
– Bệnh nhân bị stress căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại làm cơ bị co cứng, đau đớn ở một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
– Do rối loạn chức năng của dây thần kinh vai gáy.
– Do dầm mưa, ngồi trước quạt gió khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn tớikhí huyết ngưng trệ, tổn thương dây thần kinh gây đau mỏi vai gáy.
– Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu gây tê bì, đau đớn. Lâu ngày dẫn tới đau vai gáy.
– Một số nguyên nhân do bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,viêm khớp dạng thấp, rối loạn khớp bả vai lồng ngực…
Triệu chứng thường gặp
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp bạn cần nắm rõ:
– Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc. Ở một số người cơn đau vai gáy có thể diễn ra độc lập hoặc có cảm giác tê mỏi nhiều hơn đau.
– Cơn đau từ vùng gáy lan sang bả vai, cánh tay, lưng,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đau lên vùng đầu và lan xuống các chi gây tê bì, rối loạn cảm giác…
– Cơn đau vai gáy lan lên vùng đầu gây hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa do lượng máu lưu thông lên não giảm hay rối loạn tuần hoàn máu.
– Khi hoạt động mạnh hoặc làm việc trong thời gian dài cơn đau càng tăng lên và sẽ giảm đi nếu cơ thể được nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng.
– Cơn đau làm bệnh nhận cứng cổ, khó cử động cổ kém linh hoạt, khó quay đầu sang trái, phải.
Phương pháp điều trị
Điều trị bằng thuốc tây
Với người bệnh đau do nguyên nhân cơ học bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin kết hợp với codein hoặc tramadol.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Meloxicam Celecoxib, Piroxicam, Diclofenac,…
- Thuốc giãn cơ: Diazepam, Mydocalm, Myonal được dùng trong các trường hợp đau cơ cấp tính, đau cơ khó vận động.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin…
- Thuốc chống trầm cảm: Như là Amitriptylin.
- Bổ sung Vitamin nhóm B như: B1, B6, B12.
Lưu ý: Thuốc tây người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng nhiều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn như: viêm loét dạ dạy, xuất huyết tiêu hóa, hại gan, thận…
Điều trị bằng thuốc dân gian, vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu dưới đây có thể giúp cho người bệnh giảm đau và giảm được nguy cơ tái phát bệnh:
- Xoa bóp, bấm huyệt.
- Châm cứu.
- Nhiệt trị liệu.
- Siêu âm.
- Sóng ngắn
Việc kết hợp sử dụng thuốc tây và các bài thuốc dân gian cùng các phương pháp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao nhất.
Hướng tới điều trị hiệu quả bệnh đau mỏi vai gáy bằng thảo dược tự nhiên, Dạ Thảo Liên cho ra đời tinh dầu Ngải cứu đặc trị các bệnh về xương khớp, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, đau dây thần kinh tọa đã và đang được rất nhiều bệnh nhân đón nhận bởi hiệu quả mà nó mang lại. Với thành phần chính như:
- Tinh dầu Ngải Cứu
- Tinh dầu Bạc hà
- Tinh dầu Quế
- Tinh dầu Lộc đề xanh
- Tinh dầu Nghệ
- Tinh dầu Long não
- Tinh dầu Gừng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thành phần hóa học trong cây Ngải cứu chứa tinh dầu, Aavonoid, Coumarin, các chất Sterol,… Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, tác dụng phá ứ huyết,chỉ thống và tán phong hàn nên có khả năng thư giãn cơ vùng gáy, giảm tình trạng đau mỏi, cải thiện hiện tượng cứng cổ và tê bì chân tay.
Cách dùng tinh dầu Ngải Cứu Dạ Thảo Liên điều trị đau vai gáy
Dùng thanh lăn trên đầu chai tinh dầu lăn dọc vùng gáy, xoa bóp nhẹ nhàng 15-20 phút tại vùng vai, gáy và dọc cánh tay. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Sau 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bệnh nhân có thể kết hợp xoa bóp tinh dầu ở các khớp tay, chân. Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu Ngải cứu vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn từ 5-10 phút, cơ thể sẽ thấy sảng khoái hơn nhờ hương thơm dễ chịu của tinh dầu, giảm hiện tượng đau đầu do bệnh đau mỏi vai gáy mang lại.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0926198299 để được tư vấn.
Đơn vị phân phối và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Dạ Thảo Liên.
Địa chỉ: Khu Ga, Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội.
>>>Xem thêm: . 8 Loại Thực Phẩm Người Đau Nhức Xương Khớp Không Nên Ăn
. 11 Mẹo Chữa Đau Răng Tại Nhà Bạn Nên Biết
. Mẹo Đánh Bay Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không Cực Đơn Giản