Bệnh Nấm Miệng Ở Trẻ Có Nguy Hiểm Không?
Mục Lục
Bệnh nấm miệng là gì?
Bệnh nấm miệng ( hay còn gọi là đẹn trăng hay nấm lưỡi, tưa lưỡi ) là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng và thực quản bị nấm Candida xâm nhiễm tạo lên những mảng màu trắng đục. Bệnh nấm miệng thường hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nấm miệng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và cũng ít khi lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên nếu bệnh nấm miệng mà để lâu, không điều trị sớm sẽ khiến tình trạng nặng hơn, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi và hai bên thành má, làm mất vị giác, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, làm trẻ khó chịu, bỏ bú, bỏ ăn và hay quấy khóc. Nhiều trường hợp nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây nấm phổi, viêm phổi,.lan xuống dạ dày gây lên tình trạng tiêu chảy rất nguy hiểm.
Nấm miệng cũng có thể xảy ra ở người lớn, chủ yếu người có cơ địa hệ miễn dịch bị suy yếu như những bệnh nhân tiểu đường, dùng thuốc kháng viêm tại chỗ trong các bệnh lý như hen suyễn, COPD, dùng các thuốc kháng sinh lâu ngày…
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm miệng
Thông thường hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virut, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” trong cơ thể. Tuy nhiên cơ chế bảo vệ không hiệu quả, không duy trì được sự cân bằng lên làm tăng số lượng nấm Candida và lây nhiễm nấm miệng.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc do thuốc như Prednisone hoặc khi uống kháng sinh làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của vi sinh vật trong cơ thể.
Những bệnh và tình trạng sau có thể khiến bạn bị bệnh nấm miệng:
- HIV/AIDS: Virut gây suy giảm miễn dịch, gây thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Ung thư: Bệnh nhân ung thư thì hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị.
- Đái tháo đường: Bệnh nhân tiểu đường nếu không điều trị hoặc có bệnh nhưng không được kiểm soát tốt, nước bọt có thể chứa một lượng đường lớn, từ đó bổ trợ sự phát triển của nấm Cadida.
- Người mẹ bị nấm sinh dục: Nếu mẹ bị nhiễm nấm trong thời kì mang thai mà chưa được điều trị thì khi sinh con có thể lây sang bé nếu mẹ sinh thường ( sinh con qua ngõ âm đạo).
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây bệnh nấm miệng như:
- Sử dụng kháng sinh đặc biệt trong thời gian dài hoặc với liều cao
- Hít hoặc xịt thuốc Corticosteroid để điều trị bệnh hen suyễn
- Mất răng và phải đeo răng giả hoặc đeo răng giả không phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng kém
- Miệng khô hoặc vì 1 căn bệnh hay 1 loại thuốc bạn đang dùng
- Hút thuốc
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm miệng
- Trên bề mặt lưỡi xuất hiện những mảng màu trắng bán dai và chắc trên bề mặt lưỡi và xung quanh miệng. Bạn dễ dàng bị đau rát, khó chịu, thậm trí chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh.
- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dạng giống miếng phomat.
- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt
- Khóe miệng nứt và đỏ ( đặc biệt là những người đeo răng giả)
- Cảm giác như có bông trong miệng
- Trường hợp nặng có thể gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
- Mất vị giác, đối với trẻ nhỏ thì thường có biểu hiện bỏ bú và chán ăn dễ cáu gắt và quấy khóc.
- Đa phần trẻ bú mẹ bị bệnh nấm miệng thường lây nhiễm sang ngực mẹ. Người mẹ có ngực bị nấm Cadida có thể gặp các dấu hiệu và triệu trứng: Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt đầu ti và ngứa rát. Trường hợp hay gặp là đau bất thường khi cho bé bú hoặc đau núm vú giữa các cữ cho bé bú. Đau buốt như kim đâm sâu bên trong vú.
Xử lý khi trẻ bị bệnh nấm miệng
Ở trẻ dưới 1 tuổi bệnh nấm miệng rất dễ tái nhiễm. Do đó, cần điều trị triệt để, trường hợp bé vẫn còn đang bú mẹ thì cần điều trị cả mẹ và bé ( vú mẹ có thể nhiễm nấm Cadida nếu trẻ bị nấm miệng). Vì nấm có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con và ngược lại.
Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để khoang miệng, lưỡi của trẻ luôn sạch sẽ, tránh sự phát triển quá mức của nấm và vi khuẩn. Nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm.
Vệ sinh các đồ dùng ăn uống, bình sữa, núm ti cao su, đồ chơi… của bé. Cho bé súc miệng sau khi sử dụng thuốc điều trị hen suyễn và sử dụng Corticoid loại hít.
Bệnh nấm miệng tuy không nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể khiến trẻ khó chịu khi ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ . Vì vậy khi phát hiện trẻ bị nấm miệng cha mẹ lên thực hiện các biện pháp để điều trị cho trẻ, trường hợp bệnh không thuyên giảm cha mẹ lên đưa trẻ đi thăm khám và được điều trị triệt để.
** Tìm hiểu thêm: 8 cách trị bệnh nấm miệng ở trẻ hiệu quả nhất!
Lưu ý:
=> Tuyệt đối không rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong, vì trong mật ong có nhiều độc tố botulinum và chứa những bào tử có thể làm bé bị ngộ độc, gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
=> Rơ lưỡi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú để trẻ không bị nôn chớ. Sau khi bé ăn hoặc bú mẹ nhớ thực hiện súc miệng cho bé hoặc cho bé uống một ngụm nước ấm để vệ sinh lại khoang miệng cho bé được sạch sẽ.
=> Không hôm môi/ má hay để người lạ hôn môi/ má của trẻ vì dễ lây nhiễm cho trẻ.