8 Cách Trị Đau Họng Tại Nhà Không Dùng Thuốc Cực Hiệu Quả
Đau họng là một trong những bệnh thường gặp nhất liên quan đến đường hô hấp trên. Nguyên nhân gây bệnh là do virus cảm lạnh, cúm, virus Epstein-Barr (EBV), virus corona … gây lên. Đau họng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Qua bài viết này, chúng tôi chỉ cho bạn những cách trị đau họng tại nhà an toàn và hiệu quả nhất giúp bạn giảm bớt cơn đau họng và phục hồi nhanh chóng.
Mục Lục
Đau họng là gì?
Đau họng hay còn gọi là viêm họng là tình trạng cổ họng bị đau, amidan bị sưng đỏ và đau rát, ho, khó nuốt và có đờm… Đây là triệu chứng phổ biến thường gặp. Mặc dù không phải là một căn bệnh nghiêm trọng, song đau họng vẫn gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây đau họng
Các nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đau họng bao gồm:
- Nhiễm virus: Điển hình là rhinovirus, virus cúm, virus gây cảm lạnh thông thường và một số virus khác có thể gây ra tình trạng viêm họng.
- Nhiễm khuẩn: Đau họng do vi khuẩn streptococcus. Ở người lớn chỉ 10% đau họng do vi khuẩn streptococcus, nhưng trẻ em từ 3 đến 15 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn.
- Dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân gây đau họng mà ít người nghĩ tới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do các tác nhân dị ứng gây lên khiến người bệnh hắt xì, chảy nước mũi và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Chất nhầy từ niêm mạc mũi được dẫn xuống vùng họng sau và gây kích ứng.
- Thời tiết: Thời tiết thay đổi thất thường, không khí khô làm giảm độ ẩm trong khoang miệng và khoang họng, gây ra cảm giác khô và ngứa vùng họng dưới.
- Khói thuốc và hóa chất: Nhiều loại hóa chất và khói thuốc gây lên tình trạng kích ứng họng bao gồm khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, khói bụi, các sản phẩm làm sạch hay các hóa chất tẩy rửa …
- Chấn thương: Những chấn thương cơ học như nuốt phải thức ăn sắc nhọn, các vật thể lạ hoặc ống nội khí quản cũng có thể gây đau họng.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan mãn tính, lao phổi, ung thư vòm họng, bệnh tuyến giáp, sốt thấp khớp … cũng có thể gây ra triệu chứng đau họng.
Các triệu chứng của đau họng
Các triệu chứng của đau họng có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp, phổ biến nhất của đau họng bao gồm:
- Đau, khó nuốt: Cảm giác đau, khó nuốt, khi nuốt bị vướng mắc ở vùng họng, cổ họng hoặc amidan đôi khi ngay cả với chất lỏng.
- Sưng hạch cổ và đỏ họng: Vùng họng, cổ họng. amidan sưng tấy và đỏ, đôi khi có dịch mủ.
- Ho: Ban đầu là ho khan, sau đó có thể là ho có đờm.
- Khàn tiếng: Giọng nói bị khàn hoặc giọng ngậm hột thị khi Amidan bị sưng tấy.
- Chảy nước mũi, hắt xì hơi.
- Sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể: Một số trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn có thể kèm sốt, đau đầu, đau vùng cổ hoặc có thể đau nhức cơ thể.
- Nước bọt thừa: Khi bị đau họng, một số trường hợp tiết nhiều nước bọt hơn bình thường.
8 cách trị đau họng tại nhà không dùng thuốc
Nước muối ấm
Các chuyên gia cho rằng, việc súc miệng bằng nước muối ấm có thể phòng ngừa nhiễm trùng và giảm đau họng hiệu quả. Bởi muối có tác dụng sát trùng, sát khuẩn rất hiệu quả. Sử dụng nước muối ấm là một trong những cách trị đau họng tại nhà ít chi phí, an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
Cách thực hiện:
Pha 1 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, khuấy đều hoặc mua nước muối sinh lý NaCl 0,9% có bán tại các tiệm thuốc tây để súc miệng.
Ngậm một ngụm nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý và ngửa cổ ra sau để nước muối đi vào mọi ngóc ngách của khoang miệng và vùng cổ họng.
Ngày súc miệng từ 2 – 3 lần, đặc biệt là trước khi đi ngủ buổi tối và buổi sáng sau khi thức dậy.
Trị đau họng bằng tỏi và mật ong
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, luôn sẵn có trong gian bếp của mỗi gia đình. Nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau, tỏi có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau họng một cách an toàn và vô cùng hiệu quả. Nhờ đó mà việc sử dụng tỏi được xem là cách trị đau họng hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
Lấy 3 – 4 tép tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ hoặc giã nhuyễn.
Cho tỏi vào chảo và nấu cùng một ít nước hoặc 3 – 4 thìa mật ong khoảng 5 – 10 phút cho đến khi tỏi mềm.
Ăn hỗn hợp tỏi và mật ong khi còn ấm nóng mỗi ngày 2 -3 lần.
Mật ong không chỉ giúp giảm độ cay của tỏi mà còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trị đau họng bằng lá trầu không
Trong đông y, trầu không có tính ấm, vị cay nhẹ, có tính sát khuẩn cao, tiêu viêm chống oxy hóa nên được dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm đặc biệt là viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan…
Cách thực hiện:
Lấy 5 – 6 lá trầu không ( lấy lá không già quá cũng không non quá) rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng chừng 15 phút.
Cho lá trầu không vào nồi chứa 200ml nước lọc, đun sôi.
Uống ngày 1 – 2 lần trong khoảng 5 – 7 để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Dùng xịt họng giảm đau
Xịt họng giảm đau cũng là biện pháp hiệu quả để trị đau họng tại nhà. Tuy nhiên, khi dùng xịt họng giảm đau cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Lưu ý: những người huyết áp cao hoặc mắc các bệnh về tim mạch thì không nên sử dụng xịt họng giảm đau vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách trị đau họng bằng trà bạc hà
Bạc hà có vị cay, mát, không độc. Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu. Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng virus. Vì vậy, bạc hà có thể ngăn ngừa cảm lạnh, bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Ngoài ra, bạc hà chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Cách thực hiện:
Dùng 50gam lá bạc hà tươi rửa sạch, để ráo nước.
Cho lá bạc hà vào 600ml nước lọc, đun sôi. Đậy nắp ngâm trong 5 phút.
Lọc lấy nước uống. Ngày dùng 2 lần sáng và tối là cách trị viêm họng cực hiệu quả.
Cách trị đau họng bằng tinh dầu xạ hương
Cỏ xạ hương là thảo mộc tốt nhất được biết đến với tính kháng khuẩn, kháng nấm và diệt virus hiệu quả. Do đó, tinh dầu xạ hương rất hữu ích trong điều trị viêm họng.
Cách thực hiện:
Dùng tinh dầu đinh hương thoa trực tiếp lên vùng cổ kết hợp nhỏ 3 -5 giọt tinh dầu đinh hương vào máy xông tinh dầu để xông mũi họng.
Thực hiện 2 -3 lần để đạt kết quả tốt.
Cách trị đau họng bằng gừng
Ăn gừng tươi là cách trị đau họng đơn giản nhất.
Cách thực hiện:
Trước tiên bạn lấy một nhánh gừng tươi cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch.
Dùng dao cắt thành lát mỏng sau đó nhai trực tiếp gừng sống trong miệng.
Khi ăn gừng chú ý nuốt từ từ để nước cốt gừng thấm dần vào cổ họng. Sau khi nhai nát bạn có thể nuốt cả phần bã.
Lưu ý: Không nên ăn gừng tươi quá nhiều sẽ gây nóng và phồng rộp miệng.
Chữa đau họng bằng tinh dầu đặc trị hiệu quả
Nếu bạn là một người bận rộn và không có thời gian thực hiện các phương pháp trên, hoặc nếu bạn đã thử mà tình trạng viêm họng không thuyên giảm do tình trạng đau họng của bạn quá nặng, thì bạn có thể sử dụng tinh dầu đặc trị để có kết quả tốt hơn và rút ngắn thời gian điều trị.
Sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên là lời khuyên chân thành mà chúng tôi gửi đến bạn. Thành phần chính trong lọ tinh dầu răng miệng là 100% tinh dầu nguyên chất tự nhiên bao gồm tinh dầu trầu không, tinh dầu hương nhu, tinh dầu bạc hà, tinh dầu xạ hương…. an toàn và lành tính giúp bạn giải quyết tình trạng đau họng chỉ sau 1 – 3 ngày sử dụng.