10 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Cực Hiệu Quả
Sâu răng là tình trạng nhiều người gặp phải. Sâu răng khiến chúng ta đau đớn, khó chịu đến mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng lớn đến đời sống và công việc. Dưới đây là 10 cách trị sâu răng tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết.
Mục Lục
Sâu răng là gì?
Sâu răng là tình trạng men răng hoặc bề mặt răng bị tổn thương do răng miệng vệ sinh không đúng cách, thức ăn còn đọng lại trong kẽ răng và bề mặt răng khiến vi khuẩn có hại trong khoang miệng tạo ra axit và tấn công men răng. Sâu răng tạo lên những lỗ hổng nhỏ quanh răng hay bề mặt răng, nặng hơn là những lỗ hổng lớn thậm trí là nguy cơ mất răng nếu không điều trị kịp thời.
Khác với các mô và các cơ quan khác trên cơ thể, men răng bị mất đi không có khả năng tự chữa lành hoặc tự phục hồi bởi chúng không có tế bào sống. Bởi vậy, khi bị sâu răng nếu bạn không điều trị triệt để thì nguy cơ mất răng là rất cao.
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng là kết quả của vi khuẩn và axit gây lên trong quá trình ăn mòn men răng, tiếp đến là ngà răng và nặng hơn là tấn công vào tủy răng. Một số nguyên nhân dẫn đến sâu răng như:
Mảng bám gây sâu răng
Mảng bám là lớp màng dính bao phủ quanh răng. Mảng bám hình thành do thói quen ăn nhiều đường, tinh bột và vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến thức ăn còn đọng lại trên răng. Theo thời gian, mảng bám trên răng cứng lại trên hoặc dưới viền nướu và hình thành cao răng. Cao răng là nơi trú ngụ lí tưởng của vi khuẩn có hại gây sâu răng.
Axit trong mảng bám
Axit sản sinh trong quá trình chuyển hóa đường và tinh bột của vi khuẩn có trong mảng bám sẽ làm mất đi khoáng chất trong men răng. Sự ăn mòn này tạo ra những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Khi men răng bị ăn mòn, vi khuẩn gây hại và axit dễ dàng xâm nhập vào ngà răng và tủy.
Vi khuẩn và axit tấn công tủy răng
Khi sâu răng tiến triển là lúc vi khuẩn và axit tiếp tục tấn công vào tủy răng – nơi chứa các mạch máu và các dây thần kinh. Lúc này, tủy răng sẽ bị viêm và sưng lên chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức, khó chịu. Viêm tủy răng khiến người bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tâm lý.
Sâu răng có nguy hiểm không?
Sâu răng không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, sâu răng có thể có những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài. Biến chứng của sâu răng có thể gồm:
- Đau răng
- Áp xe răng
- Sưng và có mủ quanh răng
- Hư hỏng, gãy răng
- Gặp vấn đề về ăn nhai
Trường hợp sâu răng trở lên nghiêm trọng hơn khiến:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày
- Giảm cân vì gặp các vấn đề về dinh dưỡng do khó ăn nhai
- Mất thẩm mỹ do bị mất răng
- Trong một số ít trường hợp áp xe răng có mủ do nhiễm khuẩn có thể dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm trí đe dọa đến tính mạng.
10 cách trị sâu răng tại nhà hiệu quả
Trị sâu răng bằng nước muối ấm
Sử dụng nước muối ấm là cách trị sâu răng không chỉ đơn giản mà còn vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 6 – 10 hạt muối biển.
200ml – 300ml nước ấm.
Cho muối vào cốc nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.
Ngậm dung dịch nước muối khi còn ấm trong vòng 3 – 5 phút, sau đó súc miệng. Thực hiện 3 – 4 lần một ngày để giảm tình trạng đau nhức răng cho người bệnh.
Cách trị sâu răng bằng lá ổi
Cách thực hiện:
Lấy 7 – 8 lá ổi ( loại bánh tẻ) rửa sạch, ngâm nước muối 10 – 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
Cho lá ổi và vài hạt muối hột vào cối, dùng chày giã nát.
Lấy phần bã vừa giã nát trà vào vị trí răng bị sâu, ngậm chặt 20 – 30 phút.
Súc miệng sạch với nước muối ấm pha loãng hoặc dung dịch nước muối sinh lý.
Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày. Tần suất đau răng sẽ thuyên giảm.
Cách trị sâu răng bằng bạc hà
Khi bị đau răng do răng sâu, sử dụng lá bạc hà là cách trị sâu răng được nhiều người áp dụng và đem lại kết quả cao bởi tinh dầu bạc hà có đặc tính gây tê và làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Lấy 100gam lá bạc hà, rửa sạch.
Đun sôi 500 – 800ml nước, bỏ lá bạc hà đã rửa sạch vào hãm khoảng 5 – 10 phút.
Dùng nước này ngậm và súc miệng để làm sạch mảng bám vi khuẩn giảm cơn đau nhức do sâu răng.
Cách trị sâu răng bằng củ gừng
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa sâu răng bằng củ gừng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Có thể dùng gừng nấu nước, giã nát lấy nước cốt hoặc kết hợp với những nguyên liệu sẵn có khác trong tự nhiên còn giúp chữa được các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng hôi miệng, viêm lợi có mủ… rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 – 2 nhánh gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch.
Cho vào cối, dùng chày giã nát.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó đắp gừng đã giã nát lên vùng răng bị sâu.
Giữ trong miệng khoảng 15 – 30 phút rồi súc miệng sạch với nước.
Ngày làm 3 – 4 lần để được hiệu quả tốt nhất.
Lá trầu không và rượu chữa đau răng
Nhờ tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm cao mà ngoài công dụng chữa đau răng ra thì lá trầu không điều trị bệnh hôi miệng cũng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Dùng 200 – 300gam lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước.
Lá trầu không đem giã nát cùng 5 – 10 hạt muối biển.
Đem hỗn hợp vừa giã nát trộn đều với 200ml rượu trắng. Sau đó dùng rây lọc loại bỏ phần bã, phần dung dịch còn lại cho vào chai thủy tinh để tủ lạnh dùng dần.
Sử dụng dung dịch này súc miệng 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 5 phút sẽ giúp làm giảm cơn đau nhức răng. Hoặc có thể dùng tăm bông chấm dung dịch và thoa lên vị trí răng đau.
Lưu ý: Dung dịch chỉ dùng để súc miệng, không được nuốt.
Cách trị sâu răng bằng tinh dầu cỏ sạ hương
Tinh dầu cỏ sạ hương chứa nhiều chất kháng khuẩn, làm sạch và chống viêm hiệu quả nên tinh dầu sạ hương được sử dụng khá phổ biến trong việc chăm sóc sức khỏe, điển hình là chữa đau răng.
Cách thực hiện:
Cỏ sạ hương tươi rửa sạch, đem hãm với nước sôi 15 – 20 phút sau đó dùng dung dịch này để súc miệng hàng ngày.
Hoặc có thể nhỏ trực tiếp 1 – 2 giọt tinh dầu cỏ sạ hương vào miếng bông gòn. Sau đó, đặt miếng bông gòn lên vị trí sâu răng để tinh dầu thẩm thấu trực tiếp vào ổ viêm của răng bị sâu. Sau 5 – 10 phút cơn đau giảm, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu khi cơn đau răng được đẩy lùi.
Ngoài tác dụng chữa đau răng, tinh dầu chiết xuất từ cỏ sạ hương còn được coi như một vị cứu tinh của viêm đường hô hấp trên vô cùng hiệu quả.
>>> Xem ngay: Đau Đầu Do Viêm Xoang Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Cách trị sâu răng bằng tỏi
Cách thực hiện:
Lấy 1 – 2 tép tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch.
Trực tiếp nha tép tỏi tại vị trí răng bị đau.
Nếu cơn đau chưa thuyên giảm, tiếp tục nhai tiếp tép tỏi thứ 2.
Trường hợp răng đau quá không thể nhai được. Người bệnh có thể giã nát tép tỏi và nhét vào lỗ răng sâu và vùng quanh răng bị sâu. Allicin trong tỏi có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả.
Trị sâu răng bằng lá bàng
Cách thực hiện:
Hái 7 -10 lá bàng non ( hái vào buổi sáng là tốt nhất) rửa sạch, ngâm nước muối cho loại sạch bụi bẩn.
Lá bàng non đem xay nhuyễn cùng 5 – 10 hạt muối biển và 300ml nước lọc.
Đổ hỗn hợp vừa xay bỏ xác, lọc lấy dung dịch nước cốt đổ vào chai bỏ tủ lạnh sử dụng trong 1 tuần.
Trong 1 – 2 ngày đầu nên dùng dung dịch súc miệng 4 tiếng một lần ( mỗi lần ngậm khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng nhổ đi).
Những ngày tiếp theo súc miệng với dung dịch nước lá bàng sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ sẽ cho hiệu quả tối đa.
Trị sâu răng bằng đinh hương
Đinh hương ngoài công dụng làm gia vị cho món ăn trở lên hấp dẫn thì nó còn được coi như một cách trị sâu răng vô cùng hiệu quả. Thành phần trong tinh dầu đinh hương chứa đến 50% hoạt chất eugenol. Hoạt chất này có đặc tính gây tê tự nhiên giúp người bệnh giảm bớt cơn đau nhức, ngoài ra với tính kháng viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.
Cách thực hiện:
Đinh hương đem giã nhỏ.
Ngâm đinh hương vừa giã với cồn, ngâm càng lâu càng tốt.
Tẩm hỗn hợp đinh hương và cồn vào tăm bông rồi đặt vào chỗ răng bị sâu.
Trị sâu răng bằng tinh dầu Răng Miệng
Ngoài những cách trị sâu răng kể trên, bạn có thể sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để tình trạng đau nhức răng được xử lý một cách triệt để và nhanh chóng nhất. Với sự kết hợp của các loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất 100% bao gồm tinh dầu trầu không, đinh hương, quế, thiên niên kiện… giúp bạn loại bỏ cơn đau nhức chỉ sau 3 – 5 phút sử dụng. Thêm vào đó là tính tiện lợi khi sử dụng, bạn không cần phải mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm nguyên liệu.
Sản phẩm đã được bộ y tế kiểm định bởi tính hiệu quả, an toàn và lành tính cho người sử dụng nên bạn có thể yên tâm về chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe người sử dụng.
>> Tìm hiểu thêm: Ngải Cứu Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Ngải Cứu Trong Chữa Bệnh Hiệu Quả
Mách Bạn 10 Cách Giảm Đau Nhức Cánh Tay Hiệu Quả Bằng Thảo Dược