Cây Ngải Cứu Và Những Lợi Ích Tuyệt Vời Của Cây Ngải Cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược quý và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một cách cụ thể và chi tiết về cây ngải cứu, những lợi ích mà nó đem lại cũng như hướng dẫn cách sử dụng cây ngải cứu để chữa bệnh nhé!
Mục Lục
Cây ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L thuộc họ Cúc là loài cây thân thảo, sống lâu năm cao từ 0,4 – 1m, rất dễ trồng và thường mọc hoang khắp nơi. Thân có dãnh dọc, lá mọc so le, chẻ lông chim, các thùy lá hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu nhạt hơn và được phủ đầy lông trắng. Khi vò nát có mùi thơm hắc đặc trưng. Cây để già có hoa màu vàng lục nhạt, mọc tập trung ở đầu cành, quả bế nhỏ, không có túm lông.
Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu các monoterpen và sesquiterpen. Gồm 1,8 cineol, camphor, terpinen 4 ol, pinen….
Những lợi ích của cây ngải cứu
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như giúp an thần, lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn… Theo kinh nghiệm dân gian ăn rau ngải cứu giúp trị tiêu chảy, chống đầy hơi, chướng bụng, đại tiện ra máu, táo bón…
Tùy theo tình trạng bệnh mà ngải cứu được điều chế theo từng cách khác nhau để điều trị bệnh sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây ngải cứu điều trị một số bệnh thường gặp:
Sơ cứu, cầm máu vết thương:
Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, thêm 1/3 thìa café muối hạt đắp lên vết thương giúp cầm máu nhanh, giảm đau nhức tại chỗ.
Trị mụn cóc, mụn cơm bằng ngải cứu
Cây ngải cứu rửa sạch, giã nát, đắp trực tiếp lên mụn cóc mụn cơm hằng ngày, dùng miếng băng gạc băng lại. Thực hiện liên tục từ 3 đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Trị mụn trứng cá
Rau ngải cứu giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi đắp lên vị trí mụn trứng cá khoảng 20 phút. Rửa sạch mặt bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần cho đến khi hết mụn.
Trị cảm cúm
Xông hơi giải cảm: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc chanh, quýt). Nấu trong 2 lít nước. Để sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.
Nấu nước uống: Nấu 100gr ngải cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi khi khát, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Trị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi
Lấy 15gr ngải cứu khô, 10gr đường đỏ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước đun sôi 5 phút. Lọc lấy phần nước để nguội rồi uống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần, sau 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngải cứu trị mẩn ngứa, ghẻ nở, rôm sảy
Khi bị mẩn ngứa, ghẻ nở, rôm sảy hãy lấy 1 nắm cây cải cứu tươi rửa sạch, vò hoặc xay nát đem lọc lấy nước cốt rồi pha cùng nước tắm. Tắm hằng ngày, sau vài ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Chữa đau đầu
150gr lá cây ngải cứu non rửa sạch, thái nhỏ, đập 2 quả trứng gà vào đánh đều, thêm gia vị rồi đem rán cùng dầu ăn. Sau khi rán xong hãy ăn khi còn nóng. Ngày ăn 1 lần vào bữa sáng hoặc bữa tối. Mỗi lần nên ăn từ 7 – 10 ngày để giúp máu huyết lưu thông lên não giúp giảm đau đầu.
Trị bong gân
Dùng 20g ngải cứu tươi giã nát, xào nóng cùng rượu trắng hoặc giấm ăn. Đắp hỗn hợp lên bị trí bị bong gân 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần. Đắp hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Ngải cứu chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa
Ngải cứu 250g, dấm gạo 150ml. Dấm gạo đem đun sôi, ngải cứu rửa sạch, giã nhuyễn rồi đem trộn cùng dấm gạo khi vẫn còn nóng. Đắp trực tiếp hỗn hợp dấm và ngải cứu vào vị trí đau nhức xương khớp, thần kinh tọa chừng 15- 20 phút. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút. Thực hiện 15 ngày 1 liệu trình để đạt hiệu quả cao. Nên thực hiện liên tục từ 3-5 tháng.
Ứng dụng của cây ngải cứu trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền cây ngải cứu được bào chế làm điếu ngải hay còn gọi là cứu ngải dùng đốt cháy tạo sức nóng hơ lên đầu kim châm cứu vào các huyệt đạo hoặc dùng đặt trực tiếp lên các huyệt đạo cần tác động để điều trị một số bệnh như liệt 7 ngoại biên, mất ngủ, đau lưng, đau thần kinh tọa…
Ứng dụng bào chế tinh dầu nguyên chất, tinh dầu ngải cứu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh để lấy được 100% tinh dầu nguyên chất. Tinh dầu ngải cứu thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn nhờ tính năng hiệu quả và tiện lợi, không tốn thời gian chế biến. Phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là những người bận rộn.
Tinh dầu ngải cứu là sự lựa chọn hàng đầu nếu như bạn không muốn sử dụng đến thuốc tây y.
>>> Xem ngay: Bài Thuốc Chữa Đau Lưng Bằng Ngải Cứu hiệu quả