Bệnh Cúm A Có Nguy Hiểm? Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
Cúm A là bệnh cúm mùa do nhiễm virus cúm. Cúm A gây ra các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh cúm A có nguy hiểm không? Thì câu trả lời là: “ Có”. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây để biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả cho bản thân và cộng đồng nhé!
Mục Lục
Cúm A là bệnh gì?
Bệnh cúm A là một bệnh nhiễm virus cúm gây nhiễm trùng viêm đường hô hấp. Virus cúm lây nhiễm ở người được phân thành 3 nhóm chính là A,B và C. Virus cúm A là mạnh nhất, có thể lây từ người sang người trên diện rộng, có thể trở thành đại dịch. Một số trường nhợp nhiễm cúm A nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp cúm A nặng hơn có thể gây biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm mùa gây nên. Bệnh cúm A thường xuất hiện nhiều hơn vào các đợt cúm mùa gây ra các đại dịch. Virus cúm A thường xuyên thay đổi và phân nhóm tạo thành chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác.
Vì vậy, việc tiêm vacxin phòng cúm cần phải tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo có hiệu quả với chủng cúm mới. Cúm A thường lây lan trên các loài chim hoang dã, gà, lợn, động vật có vú… và có thể nhanh chóng lây sang người.
Bệnh cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A có thể nguy hiểm nếu không được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng chủng virus và tình trạng sức khỏe của người mắc cúm.
Hầu hết cúm A thường gây sốt, đau họng, ho, mệt mỏi… Và sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Nhóm người nguy cơ cao mắc cúm là trẻ em, người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, người có bệnh lý nền… có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng của cúm A
Cúm A lây nhiễm trực tiếp từ người mắc bệnh sang người lành thông qua giọt bắn nước bọt khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Khi bị mắc cúm A người bệnh có các triệu chứng điển hình như:
- Đau họng, ho, khó thở.
- Sốt (thường sốt trên 38 độ).
- Đau đầu, nhức mỏi cơ, ớn lạnh và mệt mỏi.
- Chảy nước mũi, ngạt mũi.
- Một số triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ỉa chảy… kèm theo.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm A thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh nhất trong năm.
Cách phòng ngừa virus cúm A hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh cúm A, trước tiên cần tuân thủ các cách phòng bệnh như sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay chuyên dụng, tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo hàng ngày.
- Đánh răng, súc miệng hàng ngày với tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để ngăn ngừa virus cúm gây bệnh.
- Vệ sinh môi trường sống trong lành, lau dọn nhà cửa, để nhà cửa luôn thông thoáng và sạch sẽ.
- Đeo khẩu trang nơi đông người, hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh. Nếu phải chăm sóc người bệnh thì cả người bệnh và người chăm sóc đều phải đẹo khẩu trang để tránh giọt bắn.
- Che miệng khi ho hặc hắt hơi.
- Sử dụng tinh dầu nguyên chất để phòng và diệt virus cúm A như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu quế, tinh dầu húng, tinh dầu tràm, tinh dầu hô hấp… mỗi khi đi ra ngoài và tiếp xúc với những người xung quanh.
- Việc sử dụng tinh dầu nguyên chất từ thiên nhiên để ngăn ngừa cảm cúm là một giải pháp thực sự hiệu quả và an toàn. Các bạn có thể tìm mua những sản phẩm tinh dầu tại những địa chỉ uy tín trên thị trường.
>>> Tham khảo tinh dầu 100% chính hãng từ thiên nhiên Tại đây !
Điều trị virus cúm A
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp:
Điều trị tại nhà
- Hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
- Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày (nên cho người bệnh uống nước ấm), chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin, đồ ăn mềm dễ tiêu hóa, không cho uống nước lạnh và đồ ăn đông lạnh.
- Dùng thuốc ho thảo dược hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tắm nước ấm hoặc lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát để hạ sốt.
- Xông tinh dầu hô hấp An Nhi ngày 2 lần giúp giảm đau rát họng, thông thoáng đường thở.
- Hạn chế ra những chỗ đông người, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh.
- Trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng cúm A không thuyên giảm, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị kịp thời.
Điều trị tại cơ sở y tế
Những trường hợp bệnh tiến triển nặng như sốt cao liên tục trên 390C không hạ, khó thở, tức ngực, tím tái, lơ mơ, co giật…. người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để kịp thời cấp cứu và điều trị. Bác sĩ sẽ làm các thủ tục xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị bệnh cúm A phù hợp.