Hôi Miệng Phải Làm Sao?
Hôi miệng là bệnh lý về răng miệng khiến người bệnh luôn mất tự tin, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Vậy hôi miệng phải làm sao? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hôi miệng mà bạn đang gặp phải nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân chủ yếu gây lên bệnh hôi miệng là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng thường do vi khuẩn có trong khoang miệng và những mành vụn thức ăn, mảng bám cao răng gây ra. Cùng tỉm hiểu 5 nguyên nhân chính gây hôi miệng dưới đây.
Sức khỏe răng miệng kém
Hầu hết chứng hôi miệng xảy ra khi người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ thì các mảng bám thức ăn không được loại bỏ sạch, chúng nằm ở các kẽ răng và bề mặt răng cùng với sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi mảng bám thức ăn kết hợp với vi khuẩn khoang miệng sẽ tạo lên mùi hôi miệng.
Ngoài ra vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc phải các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng… Vì vậy bạn hãy lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ để hạn chế mắc phải những bệnh về răng miệng.
Ăn nhiều thức ăn và đồ uống nặng mùi gây hôi miệng
Những thức ăn và đồ uống nặng mùi sẽ khiến cho hơi thở của bạn có mùi khó chịu. Nhất là những thức ăn có gia vị như hành tỏi, đặc biệt những người có thói quen ăn hành tỏi sống thì hơi thở có mùi vô cùng khó chịu bởi mùi đặc trưng của hành và tỏi sau khi được đi vào máu và đưa đến phổi, đây là nơi chúng ảnh hưởng lớn đến hơi thở mỗi khi bạn thở ra.
v
Hôi miệng do uống nhiều café và đồ uống có cồn
Café và đồ uống có cồn như rượu bia chính là thủ phạm gây lên bệnh hôi miệng. Nhiều người thường thắc mắc rằng “ Tại sao tôi vệ sinh răng miệng ngày 2 lần rồi mà hơi thở vẫn có mùi khó chịu? Và chứng hôi miệng phải làm sao mới hết ?” Việc sử dụng nhiều café và rượu bia thì chất caffein sẽ làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và phát triển gây lên hôi miệng.
Hút thuốc thường xuyên gây hôi miệng
Những người hút thuốc lào, thuốc lá, thuốc tẩu… đều bị hôi miệng và thường mắc phải các bệnh lý về răng miệng như làm hỏng mô nướu và gây lên các bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, răng lung lay… Ngoài nguyên nhân gây ra hôi miệng, việc hút thuốc thường xuyên sẽ khiến bạn mắc phải các bệnh nghiêm trọng khác về sức khỏe như tim mạch, ung thư gan, ung thư phổi… Vì vậy lời khuyên cho bạn là hãy cai thuốc sớm nhất khi có thể.
Chứng khô miệng
Khô miệng là tình trạng lượng nước bọt trong khoang miệng giảm bớt và gây cảm giác khó chịu. Nước bọt được tiết ra thường xuyên có nhiệm vụ giúp làm sạch các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn còn sót lại trên răng. Khi miệng khô do lượng nước bọt không được tiết ra nhiều khiến thức ăn và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng phát triển gây lên mùi hôi mỗi khi bạn thở ra.
Hôi miệng do bệnh lý toàn thân
Các bệnh về tai mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng có mủ, viêm tai giữa… cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng.
Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của bệnh hôi miệng.
Những người mắc các bệnh về tiểu đường, gan, thận… cũng có nguy cơ bị hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
Cách chữa hôi miệng
Khi phát hiện hôi miệng kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân. Hầu hết nguyên nhân chủ yếu gây lên tình trạng hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém và mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Do đó, trước tiên bạn lên đến phòng khám nha khoa để được thăm khám xem mình có mắc phải một số bệnh lý về răng miệng không? Nếu nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng hôi miệng là do bệnh lý răng miệng thì bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn xử lý chúng.
Trường hợp bạn ngại đến nha khoa thì có thể sử dụng các cách chữa hôi miệng bằng các cách như vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn đồ ăn nặng mùi như hành tỏi, hoặc dùng nước súc miệng, xịt thơm miệng, nhai kẹo cao su sau khi hút thuốc, uống café.
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng không phải do các bệnh lý khoang miệng hoặc sau khi nhờ nha khoa can thiệp vẫn không thấy hiệu quả thì bạn cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết liệu… để được điều trị phù hợp.
Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng bạn luôn nhớ đánh răng sạch sẽ ngày 2 lần sáng và tối, cần súc miệng thật sạch sau khi đánh răng với nước muối để loại bỏ hết mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Sử dụng chỉ nha khoa và thanh nạo lưỡi để loại bỏ thức ăn bám trên kẽ răng và bề mặt lưỡi. Sau khi ăn hãy súc miệng với nước để rửa trôi thức ăn còn sót lại trên răng. Khám nha khoa định kì 4 đến 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Sản phẩm khuyên dùng: Khi bị hôi miệng hãy sử dụng tinh dầu Dạ Thảo Liên – đặc trị sâu răng hôi miệng mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn mùi hôi miệng do các bệnh lý về răng miệng gây lên. Răng Miệng Dạ Thảo Liên là sản phẩm đã và đang được rất nhiều người mắc bệnh về răng miệng tin dùng. Sản phẩm được bộ y tế cấp phép lưu hành và khuyên dùng trong các trường hợp mắc bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm nha chu, tụt lợi, răng lung lay, viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính…
Mua hàng ở đâu chính hãng: Để mua được sản phẩm chính hãng quý khách vui lòng đặt mua hàng tại trang Fanpage Tinh dầu Gia Truyền Dạ Thảo Liên – Đặc trị sâu răng hôi miệng
Hoặc liên hệ hotline 0926.198.299 ( face/zalo) để được tư vấn mua hàng.
>>> Xem thêm: 7 Cách Chữa Chảy Máu Chân Răng Tại Nhà Bạn Không Nên Bỏ Qua