Nấm Phụ Khoa Ở Phụ Nữ. Cảnh Báo Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị
Nấm phụ khoa là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc bệnh phổ biến hơn. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và đời sống tình dục mà còn ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Chính vì vậy, để phòng tránh chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh nấm phụ khoa để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc gia đình.
Mục Lục
Nấm phụ khoa là gì?
Nấm phụ khoa hay nấm vùng kín là một tình trạng nhiễm trùng ở vùng âm đạo do nấm men Candida gây ra. Candida là một loại nấm men tự nhiên có mặt trong cơ thể, nhưng khi môi trường âm đạo mất cân bằng, nấm này có thể phát triển quá mức và gây ra nhiễm trùng.
Nấm phụ khoa liên quan đến Candida albicans rất phổ biến, dễ chuẩn đoán và dễ điều trị. Tuy nhiên, đôi khi một số loại nấm, nhiễm trùng khác có thể gây ra nhiều rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nguy hiểm đến sức khỏe.
Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau, thay đổi lối sống sinh hoạt hoặc các phương pháp khác. Do đó, khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra ở vùng kín, cần đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh nấm phụ khoa
Thông thường, ở âm đạo có hệ thống vi sinh vật hoạt động cân bằng và lành mạnh. Tuy nhiên, khi hệ vi sinh vật bị xáo trộn và mất cân bằng sẽ gây ra các tình trạng nhiễm nấm cũng như viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc điều trị các vấn đề nhiễm trùng, viêm trong cơ thể. Khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài khiến một số vi sinh vật có lợi trong âm đạo bị tiêu diệt. Vi khuẩn tốt trong âm đạo có nhiệm vụ giữ cho nấm men được kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật ở âm đạo. Chính điều này khiến cho môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm men có hại dễ dàng xâm nhập.
Thay đổi hormone
Rối loạn nội tiết hay thay đổi hormone trong cơ thể gây lên sự mất cân bằng PH trong âm đạo. Thường gặp khi mang thai, cho con bú hoặc thời kì kinh nguyệt. Thời kì này nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn. Điều này làm phá vỡ sự cân bằng của nấm Candida trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm sinh sôi, phát triển.
Hệ miễn dịch bị suy yếu
Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch. Thường xảy ra ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc AIDS. Lúc này, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc điều trị HIV, AIDS sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm phụ khoa ở vùng kín.
Mặc quần áo chật và không thoáng khí
Những người có thói quen hàng ngày mặc quần áo chật và không thoáng khí hoặc mặc quần khi vẫn còn ẩm ướt… tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, tác động xấu tới âm đạo.
Người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát
Người mắc bệnh tiểu đường dịch tiết âm đạo chứa nhiều glucose do lượng glucose trong máu cao. Nấm men được nuôi dưỡng nhờ lượng glucose dư thừa, sẽ sinh sôi phát triển và trở thành bệnh nhiễm trùng nấm men ở phụ nữ. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch yếu nên nguy cơ mắc nấm phụ khoa cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường.
Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác thường không phổ biến tuy nhiên cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng nấm âm đạo ở phụ nữ, bao gồm:
- Vệ sinh kém, không đúng cách
- Những người thừa cân, béo phì
- Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng
- Sử dụng các sản phẩm khử mùi, tạo mùi vùng kín kém chất lượng
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ
Thông thường bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ thường xuất hiện khi có các dấu hiệu sau:
- Xuất huyết tử cung bất thường (chảy máu âm đạo ).
- Ra khí hư bất thường.
- Ngứa, rát hoặc sưng đỏ vùng âm hộ.
- Đau trong và sau quan hệ.
- Ngực có chấm đỏ hoặc phát ban.
- Đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu.
- Đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng chậu.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu són.
- Táo bón.
- Kinh nguyệt không đều.
- Đau bụng kinh liên tục.
- Dịch âm đạo có mùi hôi.
Mức độ nguy hiểm của nấm phụ khoa ở phụ nữ
Nấm phụ khoa mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng nấm phụ khoa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về mức độ nguy hiểm và những hệ lụy có thể xảy ra:
Kích ứng, ngứa, tiết dịch bất thường, đau rát âm đạo đặc biệt là trong và sau khi quan hệ hoặc đi tiểu.
Nhiễm trùng lan rộng: Nấm có thể lây lan từ âm đạo sang các khu vực xung quanh, như niệu đạo, hậu môn hoặc tử cung. Gây viêm nhiễm vùng chậu (PID), ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Nhiễm trùng thứ phát: Nấm phụ khoa nếu không điều trị triệt để hoặc không xử lý đúng cách dễ dẫn đến tái phát. Các trường hợp tái phát nhiều lần có thể gây tổn thương lâu dài cho niêm mạc âm đạo.
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản:
- Khó thụ thai: Nấm kéo dài có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, gây bất lợi cho tinh trùng di chuyển.
- Nguy cơ vô sinh: Nếu viêm nhiễm lan rộng đến tử cung hoặc ống dẫn trứng, nguy cơ tổn thương sinh sản tăng cao.
Nguy hiểm trong thai kỳ: Nếu thai phụ bị nấm phụ khoa, trẻ có thể bị nhiễm nấm khi sinh qua đường âm đạo, gây tưa miệng hoặc nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Nấm phụ khoa không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sẩy thai.
Nhiễm nấm toàn thân: Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu (như bệnh nhân HIV/AIDS, ung thư, hoặc sau ghép tạng), nấm Candida có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng.
Cách điều trị bệnh nấm phụ khoa tại nhà hiệu quả
Có nhiều cách trị nấm phụ khoa ở phụ nữ tại nhà hiệu quả, dưới đây là những cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất:
Trị nấm phụ khoa bằng những loại thực phẩm giàu probiotics
Trị nấm phụ khoa bằng cách bổ sung thực phẩm giàu probiotics là một phương pháp tự nhiên và an toàn để cải thiện sức khỏe âm đạo. Probiotics là những vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn hoặc nấm gây hại, bao gồm nấm Candida – nguyên nhân chính gây nhiễm nấm phụ khoa.
Sữa chua được coi là một loại chế phẩm sinh học vì nó chứa vi khuẩn Lactobacillus acidophilus – vi khuẩn này rất cần thiết cho môi trường âm đạo. Ngoài ra, ăn sữa chua còn giúp tăng hệ vi sinh vật đường ruột và có thể làm giảm nấm men trong cơ thể. Nên sử dụng sữa chua nguyên chất không chứa đường để đạt hiệu quả cao nhất.
Trị nấm phụ khoa bằng giấm táo
Trị nấm phụ khoa bằng giấm táo là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng, nhưng nó không phải lúc nào cũng an toàn hoặc hiệu quả nên cần được điều trị cẩn thận để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Giấm táo có tính axit nhẹ giúp cân bằng pH âm đạo, kháng khuẩn nhẹ.
Cách thực hiện:
Dùng 1-2 thìa canh giấm táo pha với khoảng 1 lít nước ấm. Không nên dùng giấm táo nguyên chất vì độ axit cao có thể gây kích ứng hoặc tổn thương vùng nhạy cảm. Dùng dung dịch pha loãng rửa nhẹ nhàng vùng âm đạo (chỉ rửa bên ngoài). Không thụt rửa sâu vào bên trong vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên.
Trị nấm phụ khoa bằng lá trầu không
Lá trầu không chứa tinh dầu (0,7-2,4%) với các thành phần chính như betel phenol, chavicol, chavibetol, cineol, eugenol và carvacrol. Đây là những hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 5 -7 lá trầu không tươi (chọn lá không quá già cũng không quá non, đảm bảo sạch và không có dấu hiệu héo úa). Rửa sạch, đun sôi 1 – 1,5 lít nước sạch sau đó bỏ lá trầu không vào đun tiếp khoảng 5 – 10 phút. Thêm 1 chút muối hạt để tăng khả năng sát khuẩn.
Để nước nguội bớt, dùng nước này để xông vùng kín (ngồi cách nước khoảng 20-30 cm, tránh để nước quá nóng gây bỏng). Khi nước ấm, có thể dùng để rửa nhẹ vùng kín. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm và sạch. Chỉ nên thực hiện 2-3 lần/tuần.
Sử dụng dung dịch vệ sinh giữ cân bằng độ pH cho vùng kín
Mức độ pH của âm đạo phụ nữ nên được duy trì ở mức 3,5 – 4,5. Việc âm đạo không duy trì được ở mức cân bằng là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, việc giữ cân bằng pH vùng kín là rất quan trọng.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Thảo Liên: Được sản xuất tại Việt Nam, với độ pH từ 3 – 4 phù hợp với vùng kín của phụ nữ, giúp cân bằng pH, khả năng kháng nấm phổ rộng, khử mùi hôi, làm sạch vùng kín dịu nhẹ, giữ ẩm và ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín.
Trong trường hợp người mắc nấm phụ khoa dùng các cách trên mà không khỏi thì nên kết hợp sử dụng gel vệ sinh phụ nữ Dạ Thảo Liên với tinh dầu An Phụ Khang Dạ Thảo Liên để đạt hiệu quả tốt nhất. Tinh dầu An Phụ Khang Dạ Thảo Liên là sản phẩm đặc trị nấm, viêm nhiễm phụ khoa được 90% chị em phụ nữ Việt Nam tin dùng bởi tính đặc trị, an toàn và hiệu quả sau lần sử dụng đầu tiên.
>>> Tìm hiểu thêm: Tại Sao Sâu Răng Hàn Rồi Vẫn Đau? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý ?