Trẻ Bị Ho Khan Từng Cơn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất Cho Trẻ
Trẻ bị ho khan từng cơn là tình trạng bệnh khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nghiêm trọng, song tình trạng ho khan của bé vẫn cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Cha mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và điều trị phù hợp để giúp trẻ sớm hồi phục.
Mục Lục
Tình trạng trẻ bị ho khan từng cơn là gì?
Trẻ bị ho khan từng cơn là tình trạng bé ho không có đờm, đờm dãi, cơn ho kéo dài từng cơn. Khi trẻ ho sẽ phát ra âm thanh lớn và trống rỗng. Thông thường, trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm và liên quan đến viêm đường hô hấp trên (khoang mũi và hầu họng) có thể gây ra cảm cúm hoặc cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ bị ho khan từng cơn cũng có thể do trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói thuốc lá…
Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào dù là trẻ em hay người lớn. Ho khan kết hợp với tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới khiến trẻ bị viêm phế quản và viêm phổi.
Nguyên nhân ho khan ở trẻ
Trẻ bị nhiễm virus
Trẻ bị ho khan do nhiễm virus cảm cúm. Trẻ bị nhiễm virus có thể gây ra cảm giác nhột trong cổ họng của bé. Ở giai đoạn đầu của cảm lạnh trẻ có thể bị những cơn ho nhẹ và ướt, nhưng sau khi cảm lạnh tiến triển thì các cơn ho sẽ trở lên khô hơn, thậm chí những cơn ho khan kéo dài nhiều ngày khiến bé rất khó chịu.
Chảy dịch mũi khiến trẻ bị ho khan từng cơn
Khi chất nhầy dư thừa hình thành trong khoang mũi của trẻ nhỏ giọt xuống phía sau vùng cổ họng, theo thời gian có thể sẽ kích thích các dây thần kinh phía sau cổ họng và khiến trẻ bị ho khan từng cơn.
Mắc các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh về đường hô hấp bao gồm viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản… Khi mắc các bệnh này, niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng thường gây ra phản xạ ho khan hoặc ho có đờm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.
Dị ứng và hen suyễn do ô nhiễm không khí
Một số trẻ có thể bị dị ứng với các chất kích ứng như khói thuốc lá, khói bụi từ môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa, hóa chất … gây ra tình trạng phản ứng viêm đường hô hấp và ho.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan từng cơn. Thức ăn trong dạ dày của bé trào ngược lên dạ dày thực quản có thể gây nôn mửa, cảm giác bỏng rát, axit trong dạ dày gây kích ứng lên cổ họng của trẻ dẫn đến ho khan từng cơn.
Phản ứng với thuốc
Một số loại thuốc như ức chế men chuyển, thuốc an thần… cũng có thể gây ra tình trạng ho khan ở trẻ.
Triệu chứng ho khan từng cơn ở trẻ
Khi trẻ bị ho khan từng cơn, các triệu chứng thường gặp gồm:
- Ho khan, khô, gián đoạn, không đờm.
- Ho thường xuất hiện từng cơn, có thể kéo dài vài phút.
- Không sốt hoặc sốt nhẹ.
- Không khó thở hoặc thở nhanh.
- Không có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mũi, đau họng…
Tuy nhiên, nếu ho khan kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, ăn uống kém… thì cần được kiểm tra y tế ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Chăm sóc và điều trị khi trẻ bị ho khan từng cơn
Khi trẻ bị ho khan từng cơn, việc theo dõi và chăm sóc trẻ là rất cần thiết để giúp trẻ sớm khỏe mạnh trở lại.
Cho trẻ uống đủ nước khi bị ho khan
Cho trẻ uống nhiều nước ấm, trà ấm, sữa ấm mỗi ngày để giữ ẩm cho đường hô hấp. Ngoài ra, việc cho trẻ uống đủ nước sẽ hạn chế các bệnh do mất nước giúp làm dịu cơn đau rát và ngứa cổ họng cho bé.
Với trẻ sơ sinh, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn cho trẻ
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỏi giúp tăng cường sức đề kháng, có lợi cho hệ thống miễn dịch. Khi trẻ bị ho cha mẹ nên thêm tỏi nấu chín vào món ăn của trẻ sẽ giúp trẻ nhanh khỏe hơn và tình trạng ho khan ở trẻ cũng nhanh chóng biến mất.
Sử dụng thuốc trị ho và một số loại tinh dầu thiên nhiên
Đối với trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ có thể cho con giảm cơn ho bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với những bé dưới 3 tuổi cha mẹ nên hạn chế dùng thuốc vì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gây tắc nghẽn đường thở cho con khi dùng thuốc.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dùng tinh dầu thiên nhiên như bạc hà, tinh dầu đinh hương, tinh dầu hô hấp an nhi, tinh dầu bạch đàn …. giúp bé giảm ho và trị dứt điểm ho khan ở trẻ.
Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của trẻ
Đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của trẻ là rất cần thiết khi trẻ bị ho khan từng cơn. Khi trẻ bị ho khan, cha mẹ hãy cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi của trẻ bằng cách cho trẻ xông hơi trong phòng tắm hơi hoặc sử dụng máy xông mũi họng. Không khí ấm áp từ hơi nước sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn.
Cho trẻ ngậm mật ong khi bị ho khan
Mật ong có tác dụng giúp giảm ho tự nhiên. Trẻ em từ 1 tuổi trở lên cha mẹ có thể cho con ngậm 1 thìa mật ong hoặc pha cho bé một ly nước ấm với chanh và mật ong để giúp con giảm ho khan.
Lưu ý: đối với trẻ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cha mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong. Bởi mật ong chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc cho trẻ.
Khi nào cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ?
Không phải khi nào trẻ bị ho cũng cần phải đưa trẻ đi thăm khám. Đa phần các triệu chứng sẽ tự khỏi sau 3 -7 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi con có những dấu hiệu sau đây:
- Môi và quanh môi của bé có biểu hiện tím tái.
- Bé thở mệt, thở gắng sức.
- Bé ngừng thở.
Đối với các triệu chứng sau đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Bé cảm thấy khó chịu khi thở hoặc nói chuyện.
- Ho kèm nôn mửa.
- Mặt hay da môi tím khi ho.
- Chảy nước dãi hoặc khó nuốt.
- Tỏ vẻ rất yếu ớt, mệt mỏi.
- Thấy có dị vật bị kẹt trong họng.
- Đau ngực khi thở sâu.
- Ho, thở khò khè.
- Bé dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ tại trực tràng trên 39°C (không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt).
- Bé sốt cao 40°C, không cắt sốt trong vòng hai giờ sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Bé sơ sinh bú kém hoặc bỏ bú.
>>>> Xem ngay: Tinh Dầu Hô Hấp An Nhi Dạ Thảo Liên Giúp Bảo Vệ Hệ Hô Hấp Của Trẻ