8 Cách Trị Nấm Miệng Cho Trẻ Hiệu Quả Nhất
Nấm miệng ( dân gian hay gọi là tưa lưỡi hay đẹn trăng) là những màng màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, đặc biệt là mặt trên lưỡi của trẻ nhỏ, trường hợp nặng hơn là nấm miệng bám xung quanh má trong, họng và amidan. Những mảng trắng này bám chặt vào niêm mạc, gây vướng víu và đau rát làm cho người bệnh cảm thấy khó nuốt và khó chịu. Nguyên nhân chính là do một loại vi nấm Candida albicans gây ra.
Để phòng bệnh nấm miệng, hàng ngày lên dùng miếng bông gạc nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý để đánh lưỡi nhẹ nhàng vệ sinh khoang miệng, nhất là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần vệ sinh khoang miệng thường xuyên cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ ăn uống của trẻ, núm ti vú giả, bình sữa… cho trẻ trước và sau khi trẻ ăn. Dưới đây là 8 cách chữa nấm miệng cho trẻ đơn giản nhất các mẹ cùng tham khảo để chữa bệnh nấm miệng cho con tại nhà:
Mục Lục
Cách 1: Trị bệnh nấm miệng bằng rau ngót
Chuẩn bị 5-10g lá rau ngót tươi. Lá rau ngót sau khi rửa sạch cần ngâm nước muối 10-15 phút vớt ra để cho ráo nước, giã nhỏ, vắt lấy nước. Dùng miếng bông gạc, khăn xô hoặc miếng rơ lưỡi chuyên dụng mua tại hiệu thuốc sau đó nhúng vào nước lá rau ngót rồi tiến hành lau nhẹ nhàng bề mặt lưỡi, miệng và vòm lợi. Ngày thực hiện 2-3 lần sau khi trẻ ăn 30 phút. Thường sau 2-3 ngày là trẻ có thể bú được.
Chỉ rơ lưỡi cho trẻ bằng nước rau ngót cho trẻ trên 6 tháng tuổi
Cách 2: Trị bệnh nấm miệng bằng lá mít
Lá mít rửa sạch, phơi thật khô sau đó đem đốt thành than. Trộn với mật ong rồi dùng bông gạc hoặ tăm bông lau lên chỗ bị nấm miệng ngày 2-3 lần.
Cách 3: Trị bệnh nấm lưỡi bằng cỏ mực + lá hẹ tươi
Cỏ mực ( chỉ lấy cây tươi, loại bỏ phần rễ cây) 8g + lá hẹ tươi 4g. Rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã, vắt lấy nước cốt và hòa với mật ong chấm lên chỗ bị nấm miệng. Thực hiện ngày 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
Cách 4: Trị bệnh nấm lưỡi bằng nước trà xanh
Trị nấm miệng cho trẻ bằng nước lá trà xanh cũng vô cùng đơn giản và hiệu quả. Lá trà xanh sau khi rửa sạch chúng ta cho vào nồi nước đun sôi và cho thêm vài hạt muối. Sau đó để nước nguội rồi tiến hành dùng bông gạc hoặc khăn xô nhúng vào dung dịch nước trà xanh rồi chà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi, lợi và xung quanh vòm họng cho trẻ. Ngày thực hiện 2 lần sáng – tối.
Cách 5: Nước muối loãng
Pha nước muối loãng bằng nước đung sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng bông gạc hoặc dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng có mua tại hiệu thuốc tây nhúng vào dung dịch nước muối loãng rồi lau bề mặt lưỡi, xung quanh miệng, vòm họng và lợi cho bé. Thực hiện ngày 2-3 lần. Dung dichh nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến trẻ ở bất kì độ tuổi nào.
Cách 6: Nước muối dạ dày (Natri Bicacbonat)
Hòa 50g thuốc Natri Bicarbonat với nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho đến khi bão hòa. Dùng miếng bông gạc, khăn xô hoặc tăm bông nhúng vào dung dịch rồi lau lên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Ngày thực hiện 2-3 lần sau khi ăn 30 phút. Thuốc Natri Bicarbonat an toàn lên khi rơ lưỡi cho trẻ nhỡ may trẻ nuốt phải cũng không vấn đề gì.
Cách 7: Trị bệnh nấm lưỡi bằng mật ong + lá nhọ nồi
Chuẩn bị 1ml mật ong và 10ml nước lá nhọ nồi ( lá nhọ nồi rửa sạch, để ráo nước, giã và vắt lấy nước cốt). Dùng tăm bông nhúng vào dung dịch mật ong + nhọ nồi rồi lau vào vị trí nấm miệng. Ngày thực hiện lau 2-3 lần.
Cách 8: Trị nấm miệng bằng tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên
Nếu như thực hiện 7 cách trên mà bé nhà bạn vẫn không khỏi nấm miệng thì cha mẹ thực hiện theo cách này nhé!
Nhỏ 1 giọt tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên vào 20ml nước, khuấy đều cho tinh dầu hòa lẫn với nước. Dùng miếng rơ lưỡi, khăn xô hoặc tăm bông nhúng vào dung dịch nước và tinh dầu sau đó thực hiện lau nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi, xung quanh lợi, miệng và vòm họng cho bé ngày 2 lần sau ăn 30 phút. Sau 2-3 ngày trẻ có thể ăn và bú bình thường. Trẻ sẽ khỏi hẳn nấm miệng sau 2-3 ngày sử dụng tinh dầu.
>> Tham khảo mua tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên chính hãng tại đây: https://tinhdaudathaolien.com.vn/san-pham/sau-rang-hoi-mieng-da-thao-lien/
** Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian trị nấm lưỡi
– Khi áp dụng các bài thuốc dân gian trị tưa lưỡi cho trẻ như chia sẻ trên, cha mẹ cần hết sức lưu tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm có tồn dư chất hóa học vì dễ gây ngộ độc hay tác dụng phụ nghiêm tọng đến sức khỏe của trẻ.
– Bông, gạc dùng để đánh tưa lưỡi hay bôi thuốc cho bé cần phải thật sạch và vô trùng. Khi vệ sinh hay bôi thuốc cho bé, mẹ cần hết sức nhẹ tay để tránh gây tổn thương đến niêm mạc mỏng manh của bé.
– Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bớt đi nỗi lo lắng khi con bị tưa lưỡi. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe, vui vẻ.
Bệnh Nấm miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?