Bệnh Viêm Lợi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Tình trạng lợi bị sưng đỏ, đôi khi có mủ, dễ chảy máu khi ăn, chép miệng, khi đánh răng hoặc có mùi hôi khi thở hoặc nói chuyện là triệu chứng của bệnh viêm lợi. Viêm lợi là hệ quả của việc vệ sinh răng miệng kém gây nên.
Mục Lục
Viêm lợi là gì?
Viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý răng miệng phổ biến xảy ra ở nhiều người và ở mọi lứa tuổi. Viêm lợi là tình trạng các mô lợi xung quanh răng bị viêm nhiễm gây sưng đỏ, đau nhức, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi hôi… Đây là một bệnh rất phổ biến, nếu không điều trị bệnh có thể tiến triển nặng khiến răng bị lung lay, viêm nha chu thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Triệu chứng của viêm lợi
Những triệu chứng của viêm lợi bao gồm:
Lợi sưng và đỏ: Lợi sưng đỏ, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, đỏ càng đậm và phì đại thì tình trạng viêm lợi càng nặng. Đôi khi lợi xuất hiện ổ mủ màu vàng hoặc trắng thì đó là tình trạng viêm lợi có mủ.
Chảy máu lợi: Vùng lợi quanh chân răng dễ bị chảy máu khi chép miệng, đánh răng hoặc trong khi ăn đây là tình trạng chảy máu chân răng thường gặp khi lợi bị viêm.
Hôi miệng: Miệng có mùi hôi khó chịu do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám.
Đau và khó chịu: Nướu bị đau nhức khi chạm vào hoặc cảm thấy khó chịu.
Thay đổi vị giác: Trong một số trường hợp, viêm lợi có thể ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị giác.
Tụt lợi: Phần nướu bị tụt và để lộ phần chân răng do tổ chức chân răng lỏng. Lúc này, răng bị buốt khi ăn nhai và chân răng có thể bị lung lay.
Nguyên nhân gây viêm lợi
Viêm lợi có thể được gây ra do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, khiến mảng bám bị tích tụ và vi khuẩn gây lên. Một số nguyên nhân chính gây viêm lợi bao gồm:
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, canxi và sắt; ăn quá nhiều đồ ngọt, sử dụng rượu bia và nước ngọt có ga… Khiến mô nướu ngày càng suy yếu có thể dẫn đến viêm lợi.
Vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi phát triển trong khoang miệng, gây ra viêm nhiễm mô nướu.
Sử dụng thuốc lá
Nicotine và các chất độc hại khác có trong khói thuốc lá, thuốc lào làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm lợi.
Stress và lo lắng
Stress và lo lắng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng cường sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng, làm cho nướu có nguy cơ bị viêm nhiễm.
Các bệnh lý toàn thân
Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, HIV/AIDS… làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể gây tăng nguy cơ viêm lợi.
Viêm lợi do thay đổi nội tiết tố
Các thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai gồm thay đổi nồng độ estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu đến vùng mô nướu, khiến nướu trở lên nhạy cảm hơn và dễ bị viêm.
Sử dụng thuốc
Tác dụng phụ của thuốc trầm cảm, thuốc kháng Histamin, thuốc ức chế Canxi… có thể gây ra viêm lợi và một số tác dụng phụ.
Cách điều trị viêm lợi
Có nhiều cách điều trị bệnh viêm lợi, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị viêm lợi phổ biến:
Nước muối
Nước muối có tác dụng chống viêm, diệt và loại bỏ vi khuẩn giúp cải thiện men răng, làm chắc răng…
Nguyên liệu:
- 9 gam muối.
- 1 lít nước lọc.
Cách thực hiện:
- Pha muối với nước lọc để được nồng độ 0.9%.
- Súc miệng thường xuyên 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Thực hiện hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng viêm lợi được cải thiện đáng kể.
Tinh dầu cỏ xạ hương
Thành phần hoạt chất chính có trong cỏ xạ hương là thymol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu các tình trạng viêm nhiễm, bao gồm viêm lợi. Nhờ khả năng trị viêm lợi hiệu quả mà tinh dầu cỏ xạ hương được biết đến là một trong những thành phần chính có trong các loại tinh dầu răng miệng đặc trị các bệnh lý về răng miệng có bán tại các nhà thuốc.
Nguyên liệu:
- Tinh dầu cỏ xạ hương.
- Nước ấm.
Cách thực hiện:
- Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào 1 cốc nước ấm.
- Súc miệng đều đặn 1-2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Không sử dụng tinh dầu trực tiếp lên lợi vì có thể gây kích ứng.
Lá tía tô chữa viêm lợi
Lá tía tô chứa các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu như axit rosmarinic, tinh dầu và các chất chống oxy hóa. Nhờ đó, tía tô giúp giảm sưng viêm và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
Nguyên liệu:
- 5 – 7 lá tía tô tươi.
- 3 – 5 hạt muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá tía tô rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước.
- Nhai trực tiếp lá tía tô cùng vài hạt muối trong miệng khoảng 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ bã.
- Tinh dầu trong lá tía tô sẽ làm dịu viêm lợi và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Có thể dùng nước cất tía tô súc miệng hoặc thoa trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm.
Lá trầu không
Lá trầu không ngoài công dụng điều trị các bệnh phụ khoa như viêm, nấm phụ khoa ra thì lá trầu không còn là thảo dược quý trong điều trị các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau răng, viêm lợi, viêm chân răng, viêm họng… vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không tươi.
- 1/2 thìa cà phê muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Bỏ lá trầu không và muối hạt vào nồi cùng 1 lít nước lọc. Đun sôi trong 5 phút.
- Lọc lấy hỗn hợp nước vừa đun bỏ vào chai thủy tinh, cất tủ lạnh dùng dần.
- Ngày ngậm và súc miệng 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng hỗn hợp trên cho đến khi khỏi hẳn.
Trị viêm lợi bằng ngải cứu
Ngải cứu có thể hỗ trợ trị viêm lợi nhờ các đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm dịu tự nhiên. Ngải cứu chứa các hợp chất như tinh dầu ngải cứu, flavonoid, và tannin, có tác dụng giảm sưng, đau và ngăn ngừa nhiễm trùng trong khoang miệng.
Nguyên liệu:
- Một ít lá ngải cứu tươi.
Cách thực hiện:
- Giã nát lá ngải cứu đã rửa sạch.
- Đắp phần lá vừa giã lên vị trí lợi bị viêm trong khoảng 10 – 15 phút.
- Súc miệng lại bằng nước ấm.
- Thực hiện 2 lần/ ngày sáng và tối sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
>>> Tham khảo: Tinh dầu ngải cứu Dạ Thảo Liên