Làm Gì Khi Bị Đau Răng? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Đau Răng Hiệu Quả
Đau răng là tình trạng đau tại răng và xung quanh răng – đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đau răng khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức khó chịu, ăn uống kém ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, đau răng thường xuyên xuất hiện nhiều hơn ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hoặc hay bị kích thích như khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, ăn nhiều đồ ngọt…
Mục Lục
Nguyên nhân gây đau răng
Nguyên nhân phổ biến nhất là sâu răng, viêm quanh răng, áp xe, răng bị nứt vỡ, mòn răng ảnh hưởng đến tủy gây đau nhức răng. Ngoài ra các bệnh về nướu răng như viêm nướu, nha chu hay răng khôn mọc lệch, răng mọc ngầm cũng là nguyên nhân gây đau răng.
Đau răng do sâu răng
Sâu răng xuất hiện khi mảng bám thức ăn còn đọng lại trên bề mặt răng và kẽ răng được phân hủy bởi vi khuẩn có trong khoang miệng tạo ra axit ăn mòn men răng. Khi men răng bị ăn mòn theo thời gian lâu dần sẽ tạo thành lỗ sâu. Sâu răng phá hủy men răng từ từ cho đến khi răng bị ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh.
Sâu răng cũng là nguyên nhân chính làm viêm tủy răng gây đau răng. Khi bị sâu răng cần phát hiện kịp thời và trám răng để bảo vệ răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.
Viêm tủy răng gây đau răng
Khi răng bị sâu lâu ngày tạo thành lỗ to và ăn vào đến tận tủy răng khiến bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau nhức. Tủy răng chứa dây thần kinh nên rất nhạy cảm nếu bị viêm nhiễm. Trong trường hợp răng không bị tổn thương thì tủy răng hoàn toàn không thể xuất hiện viêm đau.
Các triệu chứng đau răng từ nhẹ cho đến nặng tùy thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Nhiều trường hợp trám răng nhưng không thực hiện điều trị tủy trước khi trám cũng khiến tình trạng viêm tủy gây đau nhức trở lên nghiêm trọng hơn.
Đau răng do áp xe răng
Áp xe răng là hiện tượng chân răng bị viêm có mủ do biến chứng của nhiễm trùng răng miệng. Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ vi khuẩn từ mảng bám cao răng làm viêm nhiễm gây ra mủ ở chân răng và vùng nướu răng. Áp xe răng cũng thường xảy ra khi răng không may bị nứt vỡ, mảng bám và vi khuẩn len lỏi vào kẽ răng bị nứt vỡ tạo thành ổ viêm tạo thành áp lực lớn lên dây thần kinh và gây lên những cơn đau tức răng vô cùng khó chịu. Để loại bỏ những cơn đau nhức này điều cần thiết nhất là phải loại bỏ hết ổ viêm và nhiễm trùng, tìm cách khắc phục và bảo tồn răng tránh các biến chứng.
Răng bị nứt vỡ, ăn mòn
Theo thời gian răng cũng có dấu hiệu của sự lão hóa. Việc ăn nhai hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của răng. Nhai thức ăn cứng, nghiến răng khi ngủ là những lý do khiến răng dễ bị nứt vỡ và ăn mòn. Khi răng bị nứt vỡ và ăn mòn sẽ khiến răng trở lên nhạy cảm hơn mỗi khi ăn đồ nóng, lạnh, hay ăn đồ chua cũng gây ê buốt và đau nhức răng.
Đau răng do mọc răng khôn, răng mọc ngầm
Răng khôn hay răng số 8 thường mọc khi bạn bắt đầu ở độ tuổi trưởng thành. Răng khôn mọc thường hay mọc ngầm bên trong nướu và thường mọc lệch đâm vào nướu và các răng bên cạnh gây ra các biến chứng sưng đau vô cùng khó chịu. Nhiều khi răng số 8 mọc trong thời gian rất lâu nên gây ra hiện tượng nhiễm trùng nướu răng gây đau nhức.
Đau răng do các bệnh về nướu gây lên
Các bệnh phổ biến về nướu như viêm nướu hay viêm nha chu. Bệnh này thường tạo thành ổ viêm ở ngay chân răng, bệnh nếu để lâu mà không được điều trị sẽ gây ra tình trạng mất xương, hỏng răng khi lợi bị tách khỏi răng tạo thành ổ viêm lớn và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Phòng ngừa bệnh đau răng
- Vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách ngày 2 lần sáng và tối sau khi ăn.
- Kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách hạn chế thức ăn đột ngột nóng hoặc lạnh, hạn chế ăn đồ ngọt và nước uống có ga.
- Hạn chế ăn nhai đồ ăn cứng làm nứt vỡ răng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa Flour.
- Khám răng định kì 4 – 6 tháng 1 lần.
- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên.
- Súc miệng với nước muối loãng sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn còn xót lại trên răng.
- Đến nha khoa trám răng nếu răng xuất hiện lỗ sâu răng.
- Đánh răng hàng ngày với tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên để phòng và điều trị đau răng hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ theo số hotline 0926.198.299 để được đội ngũ nhân viên chúng tôi tư vấn miễn phí 24/7.
>> Xem ngay: 7 Cách Chữa Chảy Máu Chân Răng Tại Nhà Bạn Không Nên Bỏ Qua