Xử Lý Khi Trẻ Bị Nấm Miệng
Nấm miệng là bệnh khá phổ biến và thường gặp nhất là những trẻ có hệ thống miễn dịch và sức đề chưa phát triển hoàn thiện, điển hình là ở trẻ dưới 1 tuổi. Thêm vào đó, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ còn gặp khó khăn do trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy nhiều cha mẹ băn khoăn không biết phải xử lý như thế nào khi trẻ bị nấm miệng? Bài viết dưới đây xin “bật mí” với cha mẹ những cách để điều trị cho con khi trẻ bị nấm miệng nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị nấm miệng
Thủ phạm chính gây bệnh nấm miệng chính là loại nấm men Candida – đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể người đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ bị tổn hại hoặc mất cân bằng các vi sinh vật trong cơ thể. Lúc này, nấm Candida albicans có cơ hội phát triển ngoài tầm kiểm soát. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nấm miệng ở trẻ thường là:
Hệ thống miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm nấm miệng rất cao bởi lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn quá yếu. Đặc biệt là các bé sinh non thiếu tháng, nhẹ cân thấp còi, suy dinh dưỡng hoặc những trẻ bị hen suyễn phải sử dụng corticoid theo đường hít kéo dài mà không súc miệng sau khi xịt.
Mẹ bị nấm sinh dục: Người mẹ bị nhiễm nấm candida bộ phận sinh dục trong quá trình mang thai và khi chuyển dạ chưa được điều trị dứt điểm có thể lây sang con qua cửa ngõ âm đạo.
Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hệ vi khuẩn nấm có hại trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ gây lên nấm miệng ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 1 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm miệng
Ở giai đoạn đầu, nấm miệng bắt đầu hình thành sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Khu vực bề mặt lưỡi, 2 bên trong má, nướu, vòm họng hoặc môi xuất hiện những mảng đốm nhỏ màu trắng kem hoặc vàng giống tựa như phô mai. Những mảng trắng này rất khó làm sạch. Sau khi dùng dụng cụ cạo bỏ được những mảng đốm này sẽ thấy bên trong xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ. Tại những vị trí này sau khi được cạo sạch, theo thời gian nếu không được điều trị dứt điểm sẽ lại xuất hiện và tốc độ lây lan ngày càng rộng hơn.
- Nấm miệng ở trẻ gây đau khi bú, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc. Một số trường hợp khi nấm lan sâu xuống thực quản có thể gây ra tình trạng đau họng khi nuốt hoặc khó nuốt do cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt ở cổ họng hoặc giữa ngực. Nặng hơn có thể gây sốt nếu nấm nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.
- Cảm giác khô miệng
- Da khô, khóe miệng bị nứt nẻ.
- Miệng có mùi khó chịu, hơi thở nóng.
- Mất vị giác
Trẻ bị nấm miệng có thể lây truyền sang vú mẹ khi bú sữa và khiến vú mẹ bị:
- Ngứa, rát, nứt đỏ núm vú
- Da căng bóng hoặc bong tróc trên quầng vú
- Đau núm vú mỗi khi cho con bú
Xử lý khi trẻ bị nấm miệng
Nấm miệng rất dễ bị tái nhiễm, do đó khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để điều trị dứt điểm. Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ:
- Miconazole: Đây là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng.
- Nystatin: Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ nếu trẻ không thích hợp dùng Miconazole.
Tuy nhiên, một số trường hợp sử dụng cả 2 loại thuốc trên đều không đem lại hiệu quả do hệ miễn dịch của trẻ quá yếu, việc sử dụng thuốc trị nấm trên không tiêu diệt hoàn toàn sự phát triển của nấm nên nấm thường sẽ xuất hiện lại sau một thời gian ngắn. Lựa chọn tinh dầu đặc trị nấm miệng ở trẻ nhỏ là sự lựa chọn tin cậy và đem lại hiệu quả tốt nhất để điều trị nấm miệng cho trẻ.
- Tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên – đặc trị nấm miệng hiệu quả và đặc biệt an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Đây là một loại tinh dầu được chiết xuất từ 100% thảo dược tự nhiên rất dễ sử dụng, giúp làm sạch và tiêu diệt tận gốc các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dầu vào 20ml nước rồi thoa trực tiếp lên các mảng đốm trắng ngày 3 lần sau các cữ ăn của trẻ.
- Lưu ý dùng tinh dầu Dạ Thảo Liên pha nước để rửa sạch núm của vú mẹ trước và sau khi cho con bú mẹ đế tránh nấm lây ngược trở lại từ mẹ sang con. Nấm miệng sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau 3 ngày sử dụng.
Bên cạnh việc điều trị nấm miệng tại chỗ cho trẻ, cha mẹ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng thức ăn hay núm vú của bình sữa, núm vú giả, bộ phận của máy hút sữa. Vệ sinh vú mẹ sạch sẽ trước và sau khi cho con bú, dùng miếng lót vú để ngăn ngừa nấm lây lan sang quần áo nếu mẹ vẫn đang trong thời kì cho con bú.
Biện pháp phòng ngừa nấm miệng cho trẻ
Để phòng ngừa nấm miệng xảy ra với trẻ cha mẹ cần lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, cho trẻ súc miệng sau khi bú sữa và sau ăn.
- Trẻ dưới 1 tuổi cần rơ lưỡi cho trẻ để giữ lưỡi luôn sạch sẽ, không bị vi khuẩn nấm gây bệnh trú ngụ và phát triển. Nên sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ, lưu ý không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Đánh răng bằng bàn chải mềm tránh làm tổn thương nướu, lưỡi.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng đồ ăn và bình bú cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa bệnh tật.
- Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý dùng nước súc miệng, thuốc xịt miệng nếu không được bác sĩ kê đơn.
>>> Xem ngay: Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bị Sâu Răng Và Biện Pháp Phòng Ngừa Hiệu Quả