6 Cách Phòng Tránh Bệnh Cúm Khi Giao Mùa Đơn Giản Và Hiệu Quả
Thời tiết và độ ẩm không khí khi giao mùa luôn thay đổi thất thường khiến cơ thể chúng ta không thích ứng kịp. Đây cùng là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan. Để chủ động bảo vệ cho sức khỏe cho bản thân và gia đình, việc phòng ngừa bệnh cảm cúm là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là 6 cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa đơn giản và hiệu quả bạn nên biết!
Mục Lục
Tầm quan trọng của việc phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa
Cảm cúm là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột hay vào các thời điểm giao mùa làm cho hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể bị nhiễm cúm. Việc phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa là vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:
Bảo vệ sức khỏe cá nhân: Vì cảm cúm có thể gây sốt, ho, đau đầu, sổ mũi, đau nhức cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm xoang, viêm amidan hốc mủ, viêm phế quản…
Giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng: Bệnh cúm là một trong những bệnh lây lan qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus cúm gây nên bệnh cúm A, cúm B… Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền là đối tượng dễ mắc bệnh do lây lan trong cộng đồng.
Tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị: Việc phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa giúp cơ thể tránh phải dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, hoặc nhập viện điều trị, tiết kiệm chi phí, không phải nghỉ học, nghỉ làm để điều trị bệnh.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Một cơ thể khỏe mạnh giúp bạn duy trì năng suất làm việc, học tập và sinh hoạt bình thường. Cơ thể tránh được cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất sức do virus cúm gây ra.
Cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, việc chủ động phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 7 cách giúp bạn phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm cúm và cảm lạnh phổ biến khác khi giao mùa:
Tiêm phòng
Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm là biện pháp an toàn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chủng virus cúm mới. Tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chủng cúm, ngăn ngừa nguy cơ mắc cảm cúm và giảm mức độ nghiêm trọng nếu bị mắc cúm. Đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là yếu tố quan trọng trong việc phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc ở nơi đông người nhằm hạn chế tiếp xúc với giọt bắn từ người nhiễm bệnh.
Hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng, vì virus có thể lây qua đường này.
Vệ sinh môi trường sống, lau dọn, khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, điện thoại, bàn làm việc…
Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch
Một cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ có khả năng chống lại virus cúm tốt hơn. Do đó, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, kẽm… từ các loại rau xanh và trái cây để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày để giữ ẩm cho niêm mạc mũi, giúp hạn chế virus xâm nhập.
Ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi và tăng sức đề kháng.
Tập thể dục thường xuyên
Vận động đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng mệt mỏi và giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể khỏe mạnh hơn. Các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ… không chỉ giúp để duy trì sức khỏe và khả năng miễn dịch mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp.
Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh
Hạn chế tiếp xúc gần với người bị cảm cúm. Nếu phải tiếp xúc với người cảm cúm bạn hãy nhỏ tinh dầu hô hấp An Nhi vào khẩu trang để đeo nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cúm từ người bệnh.
Nếu có triệu chứng cúm, bạn nên ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.
Khi ho hoặc hắt hơi hãy che miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy, sau đó vứt bỏ và rửa tay ngay với xà phòng hoặc nước sát khuẩn tay.
Giữ ấm cơ thể và bảo vệ đường hô hấp
Mặc đủ ấm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Tránh gió lùa, giữ ấm cổ, ngực và chân khi ra ngoài.
Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh ngồi quá lâu trong phòng điều hòa lạnh để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
Việc phòng ngừa bệnh cúm khi giao mùa không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe mà còn góp phần ngăn chặn lây lan cúm trong cộng đồng. Chỉ cần tuân thủ 6 cách phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa nêu trên, bạn có thể bảo vệ bản thân và những người thân yêu cũng như cộng đồng khỏi những nguy cơ mắc cúm mùa.