Răng Lung Lay Do Đâu? Làm Sao Để Răng Chắc Lại?
Răng bị lung lay là dấu hiệu bình thường đối với trẻ em đang ở độ tuổi thay răng sữa. Tuy nhiên, với trường hợp răng vĩnh viễn mà bị lung lay là cảnh báo răng bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy khi răng bị lung lay phải làm sao? Làm sao để răng chắc lại? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến răng bạn bị lung lay để đưa ra cách xử lý giúp răng chắc lại nhé!
Nguyên nhân khiến răng bạn bị lung lay
Viêm nha chu khiến răng bị lung lay
Nha chu bao gồm nướu, xương ổ răng và dây chằng, chúng có chức năng nâng đỡ, cố định răng vào xương hàm. Nha chu có tác dụng như một màng chắn, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng. Khi nha chu bị viêm tức là lúc vi khuẩn xâm nhập, tác động khiến cho nướu, dây chằng, xương ổ răng bị viêm nhiễm, tổn thương và tiêu dần đi. Nướu bị xưng đỏ sẽ tách dần ra khỏi răng, từ đó làm cho răng không thể bám trụ vào xương hàm, khiến chúng bị xô lệch, lung lay thậm trí là rụng đi.
Răng lung lay do chịu va đập mạnh hoặc nghiến răng
Khi răng bị va đập mạnh nghĩa là răng của bạn đang bị tổn thương, lúc này có thể làm tổn thương đến dây chằng và xương ổ răng dẫn đến tình trạng răng bị lung lay, thậm trí là mất răng.
Nếu răng lung lay nhẹ thì răng sẽ tự chắc lại sau 1 thời gian nhất định. Trường hợp va đập mạnh khiến răng lung lay mà khó có thể phục hồi thì bạn cần phải đến gặp nha sĩ để được thăm khám, trám lại răng hoặc được bác sĩ mài răng hay dùng dây thép nha khoa cố định lại răng.
Nhiều trường hợp nghiến răng khi ngủ cũng khiến cho răng bị lung lay. Bởi nghiến răng với lực mạnh có thể làm tổn thương đến mô nha chu tiến triển, dây chằng bị giãn không có khả năng giữ chắc chân răng gây lên hiện tượng răng bị lung lay.
Do sâu răng
Răng lung lay phần lớn khởi phát từ sâu răng. Khi răng bị sâu ăn vào đến tủy răng, lúc này mô tủy bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng áp xe chân răng… khiến răng bị lung lay.
Do tiêu xương
Tiêu xương do bị mất răng, viêm nha chu hoặc do niềng răng lúc này mật độ xương, số lượng và thể tích của xương hàm bị tiêu giảm đi nhanh chóng. Theo thời gian phần xương hàm ở những răng kế cận cũng tiêu giảm theo khiến cho các răng bên cạnh bị xô lệch, lung lay.
Thay đổi hooc môn khi mang thai
Thời kì mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết nồng độ estrogen và progesterone sẽ tăng lên rất cao gây ảnh hưởng đến xương và mô trong khoang miệng. Gây hiện tượng viêm nha chu, chảy máu chân răng, thậm trí là răng bị lung lay do tình trạng mất khoáng ở xương ổ răng. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại bởi đa phần tình trạng răng lung lay sẽ hết sau người mẹ sinh con.
Loãng xương
Loãng xương là bệnh khiến cho xương trở lên giòn xốp suy yếu và dễ bị gãy do va đập có thể là rất nhỏ. Bệnh loãng xương ngoài ảnh hưởng đến xương cột sống, hông, chân và cổ tay thì nó còn ảnh hưởng rất lớn đến xương hàm. Loãng xương làm suy yếu chất xương nơi ổ răng, khi xương ổ răng không chắc chắn dẫn tới tình trạng răng bị xô lệch, lung lay, thậm trí là mất răng.
>>> Tìm hiểu: Mang thai chảy máu chân răng – có nguy hiểm không?
Làm sao để răng bị lung lay chắc lại?
Nếu răng bạn lung lay nhẹ do va đập, thì chỉ cần ăn uống điều độ, bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, C thì sau vài ngày chắc chắn sẽ trở lại bình thường.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện những cách sau đây để giúp răng chắc khỏe:
Hạt cau ngâm rượu: Chuẩn bị 10 quả cau tươi, bỏ vỏ chỉ lấy hạt rồi bổ làm 4 ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm trong vòng 10 ngày, sau 10 ngày bạn lấy rượu cau súc miệng hàng ngày sẽ giúp cho bạn có hơi thở thơm mát và răng thêm chắc khỏe.
Nước muối loãng: Bạn pha 1 chút muối trắng với nước lọc để tạo dung dịch nước súc miệng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.9% súc miệng hàng ngày sẽ giúp răng lung lay chặt lại.
Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt vị khuẩn gây viêm nhiễm. Bởi vậy dùng mật ong để chữa răng bị viêm nướu, viêm nha chu gây ra hiện tượng răng lung lay rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chà một chút mật ong lên chiếc răng bị lung lay, mật ong sẽ giúp răng của bạn kháng khuẩn và làm răng thêm chắc khỏe.
Lá trầu không: Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng nấm, diệt virus và làm lành vết thương… mà lá trầu không được sử dụng trong điều trị các bệnh răng miệng rất hiệu quả. Trường hợp răng bị lung lay do viêm nha chu, sâu răng bạn chuẩn bị 5 lá trầu không tươi và 1 chút muối hạt rồi đem giã nát. Sau đó đắp lên vùng răng bị đau hoặc lung lay, ngày đắp 3 lần. Sau 3-4 ngày răng sẽ chắc lại.
Làm sao để ngăn ngừa răng bị lung lay?
– Để có hàm răng chắc khỏe mà không bị lung lay bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng theo chiều dọc từ dưới lên trên và ngược lại. Việc chải răng không đúng cách sẽ khiến nướu bị tổn thương, thậm trí gây mòn cổ chân răng.
– Dùng bàn chải đánh răng mềm, theo đúng độ tuổi, thay bàn chải 3 tháng/ lần. Không dùng bàn chải đánh răng có lông cứng gây tổn thương nướu. Thực hiện đánh răng ngày 2 lần sáng và tối sau ăn.
– Dùng chỉ nha khoa vệ sinh kẽ răng sau khi đánh răng.
– Súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn hoặc súc miệng nước muối ngày 2 lần sáng và tối
– Lấy cao răng 6 tháng/ lần. Đây là biện pháp loại sạch các mảng bám vôi răng, nơi trú ngụ của vi khuẩn gây viêm lợi và sâu răng, giúp cho răng chắc khỏe và trắng sáng hơn.
– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày để bổ sung canxi và vitamin D để giúp ngăn ngừa chứng loãng xương.
– Sử dụng tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên hàng ngày để giúp răng chắc khỏe và loại bỏ các bệnh lý răng miệng.
>>>> Xem thêm: Tinh dầu Răng Miệng Dạ Thảo Liên trị dứt điểm tình trạng răng lung lay của bạn.