Sún Răng Ở Trẻ. Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ, phổ biến ở nhóm trẻ độ tuổi 1 – 3 tuổi. Tình trạng sún răng ở trẻ sớm gây ra khá nhiều hệ lụy như răng bị ăn mòn, mất thẩm mỹ, trẻ bị tật nói ngọng, ăn uống khó khăn, hơi thở có mùi… Vì vậy cha mẹ cần nắm được nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng và có cách giúp bé phòng ngừa hiệu quả.
Mục Lục
Sún răng là gì?
Sún răng là một bệnh lý răng miệng khiến cấu trúc răng bị phá hủy. Sún răng ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất răng, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Cấu tạo của răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn bao gồm lớp men răng, ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, cấu trúc của lớp men răng và ngà răng ở răng sữa tương đối mỏng nên dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng gây sâu răng, sún răng.
Và khi phần men răng đã bị ảnh hưởng nặng thì răng của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đen và bắt đầu có hiện tượng mủn dần và tiêu đi. Sự suy giảm thể tích ở phần thân răng này được gọi là sún răng.
>>> Xem ngay: Sâu Răng Có Nguy Hiểm Không
Tác hại của sún răng ở trẻ
Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng răng sữa mất đi, thay vào đó sẽ là răng vĩnh viễn nên khi răng sữa của con bị sún không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và không quan tâm. Nhưng cho dù bệnh lý nào của răng sữa khi gặp phải cũng sẽ gây ra những tác hại, đặc biệt là sún răng sẽ gây ra những tác hại như:
Khó khăn khi ăn nhai
Nếu trẻ bị sún răng sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống, trẻ gặp khó khăn khi ăn nhai điển hình như đau nhức răng do răng sún bị ăn mòn, ngà răng sữa lộ ra và tủy răng sẽ hở ra và bị viêm nhiễm do vi khuẩn trong khoang miệng tấn công. Trẻ hay quấy khóc và biếng ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Phát âm không rõ, nói ngọng
Răng bị sún, đặc biệt là đối với trẻ bị sún răng cửa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ, trẻ dễ bị nói ngọng. Theo thống kê, những trẻ bị sún răng có nguy cơ nói ngọng, nói lắp cao hơn những trẻ có hàm răng khỏe mạnh.
Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Răng sữa có mối quan hệ chặt chẽ với răng vĩnh viễn. Tại vị trí những chiếc răng sữa mất đi sẽ thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trường hợp răng sữa bị sún quá sớm, các răng bên cạnh sẽ có xu hướng di chuyển dần về vị trí mất răng. Điều này khiến chiếc răng vĩnh viễn mọc lên không đủ không gian, tạo ra hiện tượng chen lấn, mọc kẹt hoặc mọc ngầm,…
Hoặc cũng có trường hợp răng sữa vì một lý do nào đó đã đến tuổi thay nhưng không rụng, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch sang vị trí khác.
Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ
Trẻ bị thiếu sản men răng bẩm sinh
Sún răng ở trẻ xảy ra trong trường hợp thiếu sản men răng bẩm sinh và thường xảy ra ở trẻ sinh non thiếu tháng, thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi và flour khiến răng bé dễ bị tổn thương.
Chăm sóc răng miệng chưa đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và tấn công xâm nhập vào men răng phá hủy gây lên tình trạng sún răng.
Dùng quá nhiều thực phẩm có đường và đồ uống có ga
Trẻ nhỏ thường thích ăn nhiều bánh kẹo ngọt, sữa và đồ uống có ga. Đặc biệt là trẻ hay uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ.
Mẹ sử dụng thuốc kháng sinh khi mang thai
Theo thống kê cho thấy, những bà mẹ trong thời gian mang thai hay sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là Tetracycline hoặc Doxycycline cũng là nguy cơ khiến răng trẻ phát triển không tốt. Ngoài ra những trẻ mắc bệnh vàng da cũng thường có nguy cơ bị sún răng cao hơn những trẻ khác.
Cách phòng ngừa sún răng ở trẻ
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Ở những tháng đầu đời của trẻ khi những chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên cha mẹ có thể dùng băng gạc để vệ sinh răng cho bé.
Khi trẻ được 2 tuổi cha mẹ nên dùng bàn chải đánh răng và vệ sinh răng cho con bằng kem đánh răng cho trẻ em. Trẻ từ 3 tuổi cha mẹ có thể hướng dẫn con cách đánh răng để bé tự đánh răng và vệ sinh răng cho mình.
Cha mẹ hãy nhỏ thêm 1 giọt tinh dầu răng miệng Dạ Thảo Liên vào bàn chải để bé đánh răng giúp làm sạch sâu từ trong kẽ răng ngăn ngừa sún răng hiệu quả. Việc sử dụng tinh dầu răng Miệng Dạ Thảo Liên ngoài giúp phòng sún răng ở trẻ ra thì nó còn giúp ngừa sâu răng, hôi miệng, viêm chân răng có mủ … rất hiệu quả cho trẻ, giúp con có một hàm răng chắc khỏe.
Thực đơn cho bé
Kẹo ngọt, bánh ngọt, Chocolate, kem, nước ngọt có ga… là những thực phẩm mà hầu hết trẻ em đều thích. Tuy nhiên, chúng lại có hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế những đồ ăn này cho con. Trường hợp cho con sử dụng những thực phẩm này cha mẹ cần lưu ý vệ sinh răng cho con sau khi ăn xong.
Tăng cường bổ sung vào thực đơn hàng ngày của con những thực phẩm giàu canxi, vitamin, sắt, magie và chất xơ… để giúp răng chắc khỏe. Những thành phần này có thể bổ sung qua thịt, cá, trứng, gan động vật, sữa tươi, cà rốt, rau chân vịt…
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc
Cần hạn chế cho con sử dụng kháng sinh bởi kháng sinh là thủ phạm chính gây vàng răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến men răng của trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên tùy tiện cho con sử dụng kháng sinh khi chưa được chỉ định kê đơn từ bác sĩ.
Loại bỏ những thói quen xấu
Những thói quen xấu gây lên tình trạng sún răng ở trẻ đó chính là: bú bình, ngậm sữa, bú đêm, ngậm cơm… Những thói quen này nếu con không từ bỏ nó còn ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.
Đưa trẻ đi khám răng định kì
Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kì ít nhất 3 – 6 tháng 1 lần. Việc này không chỉ giúp kiểm soát được vấn đề sún răng ở trẻ mà còn ngăn chặn được tình trạng mọc lệch của răng vĩnh viễn sau này.
Hi vọng, qua bài viết này cha mẹ sẽ phần nào hiểu thêm về tầm quan trọng trong việc chăm sóc răng cho trẻ. Để cho con có một hàm răng vĩnh viễn đều đẹp và chắc khỏe cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc răng cho con khi mới hình thành những chiếc răng sữa đầu tiên. Đừng để tình trạng sún răng ở trẻ khi còn là răng sữa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của con.
>> Tìm hiểu thêm: Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà Bạn Nên Biết